#nguontinviet

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Đại học công lập sắp như doanh nghiệp - VnEconomy

@ nguontinviet.com

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp giao quyền tự chủ cho các trường đại học công lập, ngày 26/8.


“Không nên suy diễn việc vận hành nguyên lý thị trường là thương mại hóa giáo dục. Nhiều khi chúng ta vì thiên kiến nên cứ rụt rè, dù đúng”.


Đó là nhận xét của TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại cuộc họp về giao quyền tự chủ đối với các trường đại học công lập, ngày 26/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương giao quyền tự chủ đối với các trường đại học công lập; dự thảo nghị quyết của Chính phủ về thực hiện thí điểm rộng hơn, mạnh hơn nữa trong giao quyền tự chủ cho các trường đại học; dự thảo đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2014 - 2017 đối với 4 trường: Kinh tế Quốc dân, Kinh tế Tp.HCM, Ngoại thương và Đại học Hà Nội.


Theo đại diện lãnh đạo Trường Đại học Tôn Đức Thắng - một trường đại học đã thực hiện tự chủ hoàn toàn từ năm 2008, bày tỏ cơ chế tự chủ đã giúp trường có được trên 1.000 cán bộ giảng dạy có chất lượng, tạo ra một tổng tài sản hơn 1.000 tỷ đồng trong 6 năm và sinh viên ra trường được thị trường lao động chào đón.


Cùng với Đại học Tôn Đức Thắng, các trường Đại học Bách Khoa, Ngoại Thương, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp.HCM đều biểu thị sự ủng hộ đối với việc giao quyền tự chủ mạnh mẽ cho các trường, đồng thời ngay trong quá trình thí điểm, cần nghiên cứu để có các đề án về tự chủ đại học và đề án tài chính đại học để đại học Việt Nam thực sự tự chủ chứ không còn phải thí điểm.


TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhìn nhận việc ban hành nghị quyết của Chính phủ về tự chủ đại học sẽ thực sự là một bước đột phá cho giáo dục đại học và đào tạo nguồn nhân lực vì tự chủ chính là đã làm đúng và tuân theo nguyên lý thị trường, thực hiện nguyên tắc cạnh tranh để nâng cao chất lượng.


Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung cho hay cơ quan này đang chủ trì sửa đổi Nghị định 43 về quy chế tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập, theo đó sẽ thay đổi cơ bản, tạo điều kiện cho các cơ sở công lập chuyển hẳn sang mô hình quản trị doanh nghiệp.


Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết nghị quyết của Trung ương và kết luận của Bộ Chính trị đã cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường đại học được phép tham gia góp vốn, thực hiện cổ phần hóa và hoạt động như mô hình doanh nghiệp, do đó không có vướng mắc gì về mặt chủ trương, quan điểm.


Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, trong đó có giáo dục đại học thì phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, biện pháp, song nhận thức chung cho thấy việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học được coi là khâu quyết định, là yếu tố đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục đại học.


Đặc biệt, qua thực tiễn thực hiện tự chủ của một số trường đại học với nhiều mô hình thành công và kết quả bước đầu rất đáng hoan nghênh cho thấy chủ trương của Đảng và Nhà nước về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học đã khẳng định đây là một chủ trương đúng, phù hợp với thực tiễn.


“Tự chủ không chỉ để thực hiện được mục tiêu đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, mà quan trọng hơn là tạo động lực để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, giúp hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam phát triển nhanh và bền vững”, Thủ tướng nói.


Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học, từ tự chủ về nhiệm vụ đào tạo, bộ máy tổ chức và cán bộ, tự chủ về lương, thu nhập; tự chủ về chi thường xuyên, chi đầu tư.


Về học phí, việc thực hiện thu học phí sẽ thực hiện theo chi phí trung bình tính đủ cho việc đào tạo một sinh viên đại học công lập, đồng thời Nhà nước sẽ hỗ trợ trực tiếp học phí cho đối tượng là sinh viên nghèo, người có công, người dân tộc thiểu số và chính sách tín dụng cho vay ưu đãi đối với sinh viên thuộc đối tượng cận nghèo, khó khăn.


“Chúng ta đã có chủ trương, các văn bản quy định, thực tế cũng đã chứng minh về kết quả và tính đúng đắn, do đó, chúng ta cần tháo gỡ các vướng mắc, khắc phục những khiếm khuyết; khẳng định, phát huy và mạnh dạn hơn nữa để giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học, tạo điều kiện cho các trường phát triển và vươn lên”, Thủ tướng yêu cầu.


Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao dự thảo nghị quyết của Chính phủ về thực hiện thí điểm giao quyền tự chủ cho các trường đại học để đưa ra thảo luận vào thông qua trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2014 vào ngày 28/8 tới.





Đăng ký: Bài đăng

Khách hàng lai "làm khổ" doanh nghiệp như thế nào? - VnEconomy

@ nguontinviet.com

Khách hàng lai "làm khổ" doanh nghiệp như thế nào?

Những thách thức của doanh nghiệp trong kỉ nguyên này đến từ đâu? Chúng xuất phát từ khách hàng, hay từ chính những vấn đề của doanh nghiệp?


P.V
Sự xuất hiện và bùng nổ của thế hệ khách hàng lai đầu tiên đã đặt doanh nghiệp Việt vào một giai đoạn mới, nơi mà những cách tiếp cận lỗi thời sẽ nhanh chóng khiến họ phải trả cái giá không hề rẻ.

Những thách thức của doanh nghiệp trong kỉ nguyên này đến từ đâu? Chúng xuất phát từ khách hàng, hay từ chính những vấn đề của doanh nghiệp? Chúng mới từ “trên trời rơi xuống”, hay nảy sinh từ những bất cập cố hữu từ lâu?


Infographic dưới đây sẽ cho doanh nghiệp và người làm marketing cái nhìn vừa bao quát vừa chi tiết về những vấn đề không thể không tính đến khi tiếp cận khách hàng trong thời đại hybrid.


Khách hàng lai "làm khổ" doanh nghiệp như thế nào? 1


Khách hàng lai "làm khổ" doanh nghiệp như thế nào? 2


Khách hàng lai "làm khổ" doanh nghiệp như thế nào? 3


Khách hàng lai "làm khổ" doanh nghiệp như thế nào? 4


Khách hàng lai "làm khổ" doanh nghiệp như thế nào? 5


Khách hàng lai "làm khổ" doanh nghiệp như thế nào? 6


Khách hàng lai "làm khổ" doanh nghiệp như thế nào? 7


Khách hàng lai "làm khổ" doanh nghiệp như thế nào? 8


Khách hàng lai "làm khổ" doanh nghiệp như thế nào? 9




(Nguồn: Admicro)




Đăng ký: Bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Ẩn họa chết người từ biển quảng cáo điện tử - ANTV News

@ nguontinviet.com


Chỉ trong một thời gian ngắn, liên tục các vụ cháy lớn đã xảy ra tại các trung tâm thương mại, các cửa hàng, quán karaoke... gây thiệt hại lớn về người và của.


Nguyên nhân thường được cơ quan điều tra nhắc tới là do chập điện. Song, thực tế đáng báo động hiện nay, để mở rộng quảng bá nhãn hàng, sản phẩm, hàng loạt các biển hiệu điện tử cỡ lớn được các chủ cửa hàng lắp đặt trước mặt tiền với đầy đủ kích cỡ, chủng loại, màu sắc, cũng với những bảng mạch linh kiện điện tử tự chế không tuân theo quy chuẩn nên rất dễ bị đoản mạch, chập điện gây cháy nổ.


Gần đây, chiều ngày 19/8, một biển quảng cáo trên đường Đinh Tiên Hoàng, phường 1, quận Bình Thạnh, TPHCM bất ngờ đổ sập, đè lên 9 xe máy. Vào thời điểm xảy ra vụ việc, trời mưa kèm theo gió lớn khiến biển quảng cáo dài hơn 4m, rộng gần 3 mét đổ sập, rất may không có thương vong về người. Vụ tai nạn khiến nhiều người rất lo lắng bởi những hiểm họa như thế rất có thể còn xảy ra trong mùa mưa này.











Biển quảng cáo đổ sập đè lên 9 chiếc xe máy.

Hiện nay nhiều cửa hàng kinh doanh sử dụng những loại bảng quảng cáo điện tử (BĐT) cỡ lớn, được lắp đặt trước mặt tiền của cửa hàng. Điều nguy hại từ những tấm BĐT (dùng số lượng lớn đèn LED) chính là ở vị trí đặt biển. Với thiết kế của các tòa nhà hiện nay phần lớn đều theo kiểu hình ống, không có lối thoát hiểm nên khi đặt các BĐT cỡ lớn che phủ toàn bộ các tầng, nếu khi có chập điện, hỏa hoạn thì vô tình cửa thoát hiểm duy nhất của các tòa nhà này (ban công) bị bịt kín.


Bên cạnh đó, biển quảng cáo được thiết kế ở ngoài trời nên ảnh hưởng bởi thời tiết, dây dẫn, phần bảo vệ đèn bị hỏng dẫn đến chập điện, hỏa hoạn. Hơn nữa, do đèn LED không được bọc cẩn thận, chiếu sáng thời gian dài sẽ sinh ra lượng nhiệt đốt cháy bảng chữ nổi.


Cùng với đó, thực tế hiện nay, rất nhiều chủ cửa hàng giao toàn bộ việc thiết kế, mua bán thiết bị sản xuất biển quảng cáo cho thợ. Để ăn bớt tiền, họ thường mua loại dây nối chế tạo biển dởm, có độ bền thấp, xuất xứ từ Trung Quốc, hệ thống bảng mạch điện tử phần lớn do tự chế, không đủ tiêu chuẩn nên khó kiểm soát được việc chập cháy, dẫn đến hỏa hoạn.


Chính vì thế, để tránh nguy cơ cháy nổ, người dân nên chọn mua những thiết bị, đèn chất lượng và định kỳ đem biển quảng cáo đi kiểm tra. Bên cạnh đó, việc treo biển quảng cáo cũng cần có sự cẩn trọng, không nên treo kín cả tòa nhà. Họ phải để một cửa thoát hiểm, phòng xảy ra sự cố.


Ngoài ra, các đơn vị thi công biển quảng cáo và các hộ kinh doanh cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra bảo trì chất lượng biển quảng cáo, đảm bảo an toàn trước gió lốc và mưa bão.





Đăng ký: Bài đăng

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Nghệ thuật tặng quà cho doanh nhân - BizLIVE

@ Sự am tường trong nghệ thuật tặng quà chính là việc bạn phải tìm hiểu những quy tắc nhất định. Đặc biệt trong kinh doanh quốc tế. Hiểu biết sâu sắc về văn hóa của các quốc gia khác nhau giúp bạn không thất lễ hoặc ngớ ngẩn trước những đối tác nước ngoài.



Nghi thức tặng quà của doanh nhân châu Á

Ngay cả trong cùng một nền văn hóa châu Á, nghi thức tặng quà của Nhật và Trung Quốc đã có nhiều điểm khác biệt. Nếu như tại Nhật, tặng quà là điều vô cùng phổ biến thì tại Trung Quốc, việc tặng quà trong quan hệ kinh doanh được nhìn nhận rất khắt khe bởi nó dễ bị quy kết như một hành động hối lộ. Do vậy, bạn không nên tặng quà cho đối tác Trung Quốc trước khi kết thúc đàm phán.


Truyền thống của người Trung Quốc cũng buộc người được tặng quà phải từ chối 3 lần trước khi chấp nhận, điều này có thể khiến bạn cảm thấy bực mình và bối rối nếu không quen với tập tục này.


Ghi nhớ: Tránh tặng những vật sắc nhọn vì nó sẽ được hiểu rằng mối quan hệ làm ăn sẽ không đi đến đâu.


Ngược lại, văn hóa của người Nhật lại rất coi trọng việc gói quà một cách chăm chút. Giấy gói quà nên tránh những màu đen trắng vì đó là những màu tang tóc đối với người Nhật. Cũng cần tránh con số 4 hay 9 vì đó là những số không may mắn trong văn hóa của họ.


Ngoài ra, nếu được mời đến ăn tối tại nhà riêng, cuộc trò chuyện của bạn không nên có những đề tài tế nhị về văn hóa hay tôn giáo, tránh lưu lại quá lâu và đặc biệt là không nên tỏ ra quá yêu thích một món đồ gì đó của gia chủ. Khi bạn khen ngợi món gì đó, họ sẽ cảm thấy phải tặng bạn món đồ đó, dù là miễn cưỡng.


Nếu bạn mang một món quà để tặng đối tác thì đừng chờ đến cuối buổi mới đưa. Khi trao quà, bạn hãy cầm bằng hai tay và cúi mình xuống và nói cho họ biết: ”Món quà này không thể sánh bằng mối quan hệ tốt đẹp giữa chúng ta”. Hãy nói rằng đây chỉ là một “món quà nhỏ”, kể cả là món quà rất đắt đi chăng nữa, quan trọng là truyền đạt thiện ý của bạn. Trong một năm, theo truyền thống Nhật, có hai dịp người ta tặng quà nhau. Đó là giữa mùa hè và dịp cuối năm.


Giống với Trung Quốc, đối tác Singapore có thể sẽ lịch sự từ chối món quà của bạn 3 lần trước khi chấp nhận nó. Còn việc gặp gỡ, đàm phán kinh doanh và tặng quà đối tác ở Ả Rập Xê Út sẽ khó thực hiện trong tháng ăn chay trước lễ hội Ra-ma-đan. Ở Ấn Độ, bạn đừng tặng bất cứ món gì được làm từ bò vì bò là con vật linh thiêng của họ. Tại những quốc gia Hồi giáo thì thịt heo là điều cấm kỵ vì họ xem heo là con vật dơ bẩn.


Đừng ngạc nhiên nếu đối tác là người Chile. Họ có thể nhận quà và bóc quà ngay lập tức. Và ở Indonesia, người ta vẫn thường trao cho nhau những món quà nho nhỏ.



Nghi thức tặng quà của doanh nhân châu Âu


Ở Đức việc tặng quà hầu như không có và cũng không được coi trọng. Tặng quà cũng không phải là một tập quán thông thường ở Bỉ hay ở Anh. Ở hai nước này, thì khi bạn được mời tới nhà ai đó thì hoa là món quà rất phù hợp. Ở Mexico thường có phong tục hỏi thăm về gia đình và vợ con trong khi ở Trung Đông thì điều này lại bị cho là cấm kỵ.


Nếu làm việc với những đối tác có quốc tịch dưới đây thì bạn đừng nên tặng quà lần đầu. Họ chỉ nhận quà khi đã có vẻ thân: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Brazil, Chile, Guatemala. Nicaragua, Panama, Phần Lan và Thụy Điển, Mỹ, Đan Mạch, Ý...


Nhiều công ty hay chính phủ của nhiều quốc gia sẽ có những hạn chế hoặc chính sách riêng đối với việc tặng quà trong giao thương. Tiêu biểu như ở Mỹ, một món quà tặng trên 25 Mỹ kim đã có thể bị xem như món hàng hối hộ. Thế nên bạn chắc chắn phải tìm hiểu những chính sách này trước khi quyết định tặng quà cho đối tác.


Thời điểm thích hợp để tặng quà


Tặng quà sai thời điểm không những thể hiện sự kém khéo léo của bạn mà đôi khi còn tạo ra những rắc rối cho mối quan hệ làm ăn. Do đó, hãy chọn những dịp thích hợp nhất để tặng, như:


• Khi khách hàng hay nhân viên của bạn hoàn thành tốt một chương trình huấn luyện hoặc một dự án khó.


• Khi bạn muốn tăng cường mối quan hệ làm ăn với khách hàng


• Để kỷ niệm đối tác kinh doanh hay nhân viên được thăng chức hoặc nghỉ hưu


• Khi bạn muốn chúc mừng một sự kiện đặc biệt của nhân viên hay đối tác, như kết hôn hoặc sinh con


• Vào các dịp lễ


Bạn có lẽ cũng tự hỏi vậy khi nào thì không phù hợp để tặng quà. Theo hiến kế của trang Greatfoor.com, việc tặng quà được cho là không phù hợp khi:


• Món quà có thể bị coi là của hối lộ


• Bạn đang cố giành một khách hàng mới


• Thời điểm thương lượng hợp đồng


Tiêu chí và việc đáp lễ


Không có quy định đặc biệt nào về việc nên chi bao nhiêu cho một món quà. Giá trị của một món quà tùy thuộc vào mối quan hệ thân thiết giữa bạn và người được tặng. Những dịp đặc biệt quan trọng hơn có thể sẽ cần một món quà đắt giá hơn. Bằng không thì trong lần gặp gỡ đầu tiên, một món quà đơn giản được gói cẩn thận đã đủ để biểu hiện thành ý. Vào các dịp lễ, nếu những mối quan hệ còn thân sơ thì bạn có thể gửi những tấm thiệp chúc mừng với chữ ký tay của mình.


Tiêu chí ưu tiên vẫn là:


• Trông chuyên nghiệp


• Tiện lợi dễ sử dụng


• Chất lượng tốt, có thể dùng lâu bền


• Dễ bảo quản


Nếu là người được tặng, bạn có thể bày tỏ sự cảm ơn bằng cách gọi điện, gửi một tấm thiếp cảm ơn hoặc gửi tặng lại một vật lưu niệm nhỏ.


(Tổng hợp)


Theo Nhịp cầu Đầu tư




%3Cbr%3E%C4%90%C4%83ng%20k%C3%BD:%20%3Ca%20href=">Bài đăng

Thủ tục đơn giản khi thành lập doanh nghiệp tại Israel - Đài Tiếng Nói Việt Nam

@ nguontinviet.com


Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), việc thành lập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tại Israel khá đơn giản. Các doanh nghiệp nước ngoài tùy thuộc vào nhu cầu, ngành nghề, điều kiện kinh doanh của mình để lựa chọn các loại hình doanh nghiệp phù hợp.


Cụ thể, một công ty trực thuộc của doanh nghiệp nước ngoài phải được đăng ký tại Israelvới tư cách là công ty TNHH tư nhân. Israel cho phép doanh nghiệp nước ngoài được sở hữu 100% vốn tại công ty trực thuộc.


Luật Doanh nghiệp 1999 của Israel quy định, doanh nghiệp phải chỉ định một hoặc nhiều giám đốc công ty. Luật này cũng không yêu cầu phải có giám đốc công ty là người Israel. Tuy nhiên, để mở hồ sơ công ty tại cơ quan thuế VAT, công ty phải có ít nhất một đại diện là người cư trú tại Israel (công dân, người thường trú, hoặc người có thẻ làm việc).




Israel - quốc giá có tiềm năng phát triển cho các cá nhân, doanh nghiệp. (Ảnh: KT)


Công ty trực thuộc tại Israel phải có văn phòng tại Israel và lưu trữ hồ sơ pháp lý tại văn phòng đó. Đối với việc kê khai các nghĩa vụ nộp thuế, công ty trực thuộc có thể được đối xử như là một công ty của Israel như miễn thuế và các ưu đãi khác.

Đối với Văn phòng chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài tại Israel phải được đăng ký theo quy định của Luật Doanh nghiệp 1999. Khác với công ty trực thuộc, văn phòng chi nhánh được coi là phần mở rộng của doanh nghiệp nước ngoài. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp nước ngoài phải có trách nhiệm hoàn toàn cho các hoạt động của văn phòng chi nhánh.


Về nghĩa vụ thuế, văn phòng chi nhánh không được coi là loại hình doanh nghiệp thường trú tại Israel, do đó không được hưởng các ữu đãi, miễn trừ thuế như các doanh nghiệp Israel. Chính vì vậy, loại hình văn phòng đại diện không được các doanh nghiệp vừa và nhỏ ưu tiên lựa chọn.


Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Israel chỉ muốn tham gia vào tìm hiểu thị trường hoặc triển khai một số công việc hành chính tại Israel và không triển khai các hoạt động kinh doanh sinh lợi thì có thể mở văn phòng đại diện và không cần phải đăng ký.


Do đó, văn phòng đại diện không thể giao kết hợp đồng trực tiếp, không được đại diện cho doanh nghiệp mẹ, không được thuê nhà kho, phát hành hóa đơn, mở tín dụng thư…Văn phòng đại diện chỉ có thể nghiên cứu thị trường hoặc làm báo cáo tiền khả thi cho doanh nghiệp mẹ.


Tất cả các doanh nghiệp phải được đăng ký với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp và Cơ quan thuế vụ Israel. Thời gian hoàn thành đăng ký doanh nghiệp thông thường mất khoảng 14 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ. Sau khi đăng ký xong, Cơ quan đăng ký doanh nghiệp sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số doanh nghiệp gồm 9 chữ số. Phí đăng ký doanh nghiệp khoảng 750 USD.


Hàng tháng, công ty phải nộp báo cáo thu nhập và báo cáo thuế của lãnh đạo và nhân viên công ty, báo cáo bảo hiểm và báo cáo thuế giá trị gia tăng. Hàng năm, công ty phải nộp báo cáo tài chính có kiểm toán theo quy định./.





Đăng ký: Bài đăng

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Định hướng phát triển doanh nghiệp Việt tại châu Âu - Đài Tiếng Nói Việt Nam

@ nguontinviet.com


Từ ngày 23-24/8, tại Rome (Italy) diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam tại châu Âu lần thứ 8 với chủ đề “Doanh nghiệp Việt kiều châu Âu, hiện trạng và định hướng phát triển”. Tận dụng những lợi thế và khác biệt trong cách thức kinh doanh của người Việt ở Đông và Tây Âu để bổ sung lẫn nhau và thúc đẩy các dự án hợp tác cụ thể là một trong những chủ đề và định hướng chính mà diễn đàn lần này bàn thảo.


Diễn đàn doanh nghiệp người Việt lần thứ 8 tổ chức tại Italy cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại một nước Tây Âu, sau 7 lần trước chủ yếu tại khu vực Đông Âu như Ukraine, Séc, Liên bang Nga...


Việc tổ chức tại một quốc gia Tây Âu là không đơn giản, do đặc tính các doanh nghiệp tại Tây Âu không tập trung như ở Đông Âu, không có khả năng tài chính cao và tự chủ về địa điểm tổ chức như cộng đồng ở Đông Âu thường sở hữu một trung tâm thương mại lớn của người Việt.


Hơn 300 doanh nghiệp và cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại 12 quốc gia châu Âu đăng ký tham dự cho thấy sức hút lớn và thành công của diễn đàn.


Diễn đàn thu hút sự quan tâm tham gia của đông đảo các doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Vân)


Nếu như ở những diễn đàn trước thường tập trung thảo luận về hệ thống bán buôn, bán lẻ của người Việt tại châu Âu, chủ yếu là tại khu vực Đông Âu thì lần này diễn đàn lấy chủ đề là "Doanh nghiệp Việt kiều châu Âu, hiện trạng và định hướng phát triển".

Tiếp theo các cuộc thảo luận những năm trước, diễn đàn lần này được kỳ vọng sẽ đi vào các dự án hợp tác cụ thể, để tận dụng những lợi thế và bổ sung những khác biệt giữa cộng đồng doanh nghiệp tại Đông và Tây Âu.


Theo ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân người Việt Nam tại Pháp, để thành công, doanh nghiệp người Việt tại hai khu vực cần phải thiết thực trong hợp tác, với những dự án hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực hướng về Việt Nam.


"Các doanh nhân kinh doanh theo những chủ đề hướng về Việt Nam, ví dụ về ẩm thực có phở, ở Tây Âu chưa có nhiều chuỗi đồ ăn Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp có khả năng về luật pháp nhưng thiếu tài chính, do đó có thể hợp lực với các doanh nghiệp ở Đông Âu. Đơn cử như lĩnh vực thời trang áo dài Việt Nam hay áo bà ba, người Việt mình có thể làm một nơi kinh doanh bán áo dài thời trang, do tại Pháp hiện nay chỉ có một nơi bán áo dài Việt Nam, nên rất khó mua. Ngoài ra, những mặt hàng liên quan đến màu sắc, hương vị Việt Nam như phở, nem, bánh mỳ…đã được khai thác ở Anh nhưng tại Pháp chưa có…", ông Nguyễn Hải Nam cho biết.


Tại diễn đàn lần này, Hội doanh nhân người Việt Nam tại Pháp đưa ra một đề xuất hợp tác cụ thể, đó là mở cửa hàng kinh doanh Áo dài Việt Nam trực tuyến tại Tây Âu. Theo đó, các doanh nghiệp Đông Âu sẽ cung cấp hàng từ Việt Nam chuyển sang để kinh doanh, sau đó có thể hướng mở thêm các mặt hàng khác.


Không chỉ là một cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh tại các nước, Diễn đàn doanh nghiệp người Việt lần đầu tiên tổ chức tại một quốc gia Tây Âu còn là dịp để tìm hiểu đầu tư vào các ngành nghề tiềm năng tại Italy.


Ngoài ra, một số vấn đề khác sẽ được thảo luận tại diễn đàn như căng thẳng giữa Ukraine và Nga có ảnh hưởng như thế nào đến kinh doanh của người Việt tại châu Âu; cách thức chuyển đổi làm ăn kinh doanh của doanh nghiệp Việt tại Đông Âu trước tình hình mới... Diễn đàn cũng dành 1 ngày cho các cuộc gặp trực tiếp giữa các doanh nghiệp để tìm cơ hội hợp tác./.





Đăng ký: Bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Thị trường yến sào: Thật giả khó lường - BizLIVE





Giá nào cũng có


Vài năm trở lại đây, yến sào được bày bán khắp nơi tại tỉnh Bình Dương. Cùng với sự có mặt của nhiều thương hiệu lớn như: Yến sào Khánh Hòa, Thế giới yến sào, Yến Việt… thì ngay cả các quầy, sạp tại chợ cũng bày bán nhiều yến sào. Yến sào hiện được quảng cáo rất bổ dưỡng, lợi sức khỏe để thu hút người tiêu dùng. Cũng chính từ sự gia tăng về sơ sở buôn bán, sản lượng nên giá cả yến sào cũng khác nhau.









Thị trường yến sào: Thật giả khó lường
Khách nên chọn mua yến ở những công ty có uy tín, nhân viên sẵn sàng tư vấn yến đúng chất lượng cho khách Ảnh: K.VINH

Trong vai khách hàng cần mua yến sào, PV tìm đến một cửa hàng yến sào trên đường Ngô Gia Tự, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương. Tại đây, yến sào rất đa dạng về giá cả. Nhân viên ở đây cho biết, yến mua về dùng ngay, đã chế biến sẵn có giá từ 300.000 - 400.000 đồng/hộp 6 lọ. Trong khi đó, yến sào cao cấp có thể lên đến vài triệu đồng.


Tìm đến một cửa hàng yến sào khác trên đại lộ Bình Dương, TP.Thủ Dầu Một, PV được tư vấn mua các loại yến khác nhau từ yến màu trắng, yến huyết, yến đã qua chế biến thành lọ đóng gói… Giá đưa ra cũng rất khác nhau: Yến trắng chưa qua chế biến khoảng 4 - 6 triệu đồng/100 gr, bạch yến 5,5 triệu đồng/100gr… Có thể nói, nếu không sành về yến, rất khó để phân biệt đâu là mức giá chuẩn cho mặt hàng này.


Chị Trần Thị Trang, người dân TP.Thủ Dầu Một cho biết: “Tôi thường mua yến về sử dụng. Yến có nhiều loại giá khác nhau, mình nên chọn loại nào hợp túi tiền; không nên quá chú ý vào chất lượng được quảng cáo mà phải chọn loại ngon, bổ phù hợp với mục đích sử dụng”.


Thật, giả khó phân biệt


Anh Trần Hồng Lâm, nhân viên kinh doanh của Công ty Yến Việt cho biết: Trước đây, có yến sào giả trà trộn vào yến thật tung ra thị trường bằng nhiều loại phụ gia khác nhau như rau câu chân vịt, lòng trắng trứng gà, bột cá… Nay yến giả không còn “lộng hành” như trước nhưng vẫn còn xuất hiện trên thị trường, gây khó khăn cho công việc kinh doanh của các hãng yến sào làm ăn chân chính.


Cũng theo anh Lâm, yến sào tốt có thể để 3, 4 năm không hư nhưng yến sào kém chất lượng thì chỉ trong một thời gian ngắn đã có dấu hiệu ẩm mốc, thay đổi màu sắc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt yến thật và yến giả. Chính vì thế, mỗi ngày vẫn có nhiều người tiêu dùng bị nhầm lẫn, mua phải yến giả.


Tìm hiểu thực tế chúng tôi được biết, nếu chỉ căn cứ vào giá cả để chọn chất lượng yến sào thì chưa đúng. Một hộp bạch yến, chất lượng giống nhau nhưng có chỗ bán 5,5 triệu đồng, có chỗ bán dưới 5 triệu đồng. Đối với bạch yến đảo giá lại cao hơn và đắt nhất là huyết yến, lên đến 15 - 16 triệu đồng. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của nó ra sao thì chưa có thể ước lượng được.


Anh Nguyễn Duy Trinh, Giám đốc điều hành Công ty Thế giới Yến sào cho biết: Đến cơ quan quản lý nhà nước cũng khó có thể kiểm soát nổi chất lượng yến sào tung ra thị trường, chứ chưa nói đến việc định giá theo chất lượng. Chính vì thế, khách hàng nên đến những cửa hàng, công ty có uy tín, đặc biệt những nơi có nhân viên tư vấn sẵn sàng chỉ cho khách phân biệt yến giả, yến thật; thậm chí có mẫu sẵn để quan sát thì mới đặt niềm tin vào yến sào của họ.



Theo Báo Bình Dương





Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Trung Quốc thay đổi thị trường smartphone như thế nào? - Dân Trí




Trở lại năm 2012, người tiêu dùng chỉ cần thực hiện một bước so sánh rất đơn giản rằng: với số tiền bỏ ra gấp đôi, chiếc điện thoại bạn mua về cũng có chất lượng cao cấp đôi.


Tuy nhiên, sự xuất hiện của hãng sản xuất điện thoại đến từ Trung Quốc Xiaomi đã khiến thị trường thay đổi, và sự khác biệt lớn nhất giữa smartphone giá rẻ và cao cấp… là ở giá bán.


Chiếc điện thoại Xiaomi Mi 3 đang được hãng di động mới nổi bán với giá chỉ bằng1/2 so với sản phẩm Galaxy S5 của Samsung, nhưng lại sở hữu gần như đầy đủ các tính năng cao cấp tương tự. Thậm chí, Xiaomi M3 tỏ ra vượt trội so với Galaxy S5 ở một số yếu tố, như màn hình sắc nét hơn, thời gian chờ lâu hơn. Rõ ràng, với những người dùng không quan tâm tới thương hiệu thì với giá tiền rẻ hơn gần 1/3, Mi 3 là một sự lựa chọn.


Trung Quốc đã thay đổi thị trường smartphone như thế nào?


Xiaomi đã làm thay đổi thị trường smartphone với những chiếc điện thoại cấu hình mạnh mẽ nhưng giá bán chỉ bằng 1/2-1/3 so với các hãng di động lớn.


Có thể thấy thị trường di động đã thay đổi rất nhiều kể từ khi các hãng sản xuất đến từ Trung Quốc tấn công thị trường này thay vì chỉ là nhà sản xuất hợp đồng cho các ông lớn, đặc biệt là Apple.


Hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới Samsung đã ghi nhận những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên khi trong quý II vừa qua, Xiaomi đã vượt qua Samsung trở thành hãng sản xuất smartphone lớn nhất tại Trung Quốc. Vị trí thống lĩnh thị trường này từng thuộc về Samsung trong 2 năm qua.


Tuy vậy, để chinh phục thị trường Bắc Mỹ không phải là điều đơn giản đối với các thương hiệu đến từ Trung Quốc. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Xiaomi quyết định không bán dòng smartphone Mi đang rất thành công của mình tại thị trường Mỹ trong tương lai gần. Tờ thời báo Time (Mỹ) cho rằng nếu Xiaomi quyết định “quyết chiến” tại mảnh đất màu mỡ này thì đây sẽ là một gáo nước lạnh vào cuộc chiến bản quyền giữa những ông lớn di động, điển hình là Apple, Samsung, bởi chắc chắn người tiêu dùng Mỹ sẽ nghĩ lại với việc bỏ ra 650 USD để mua smartphone.


Time cho rằng Xiaomi và các hãng di động Trung Quốc, như Lenovo, Huawei và Yulong sẽ làm rúng động ngành công nghiệp di động trong vài năm tới cho tới khi các nhà sản xuất smartphone phải thích ứng để đưa ra thị trường sản phẩm cấu hình mạnh mẽ nhưng giá bán rẻ hơn nhiều so với hiện tại.


Tuy nhiên, phản ứng của “đại gia cứng đầu” Apple là một điều khó đoán trước. Liệu Apple có kiện Xiaomi vi phạm bản quyền công nghệ giống như cách hãng này “hành xử” với Samsung? Và, liệu các hãng sản xuất Mỹ có chấp nhận giảm giá thành sản phẩm để cạnh tranh với đối thủ Trung Quốc về giá bán. Thời báo Time đặt câu hỏi liệu sự đe doạ từ các thương hiệu Trung Quốc có “giúp ích” gì cho người tiêu dùng Mỹ bởi họ đang phải chịu sự ép buộc của các nhà mạng lớn khi phải đăng ký thuê dịch vụ khi mua điện thoại.


Time tỏ ra hứng thú khi gọi Apple sẽ sớm trở thành kẻ thua cuộc. Apple vẫn luôn từ chối sản xuất điện thoại giá rẻ, và Xiaomi dường như đã chứng minh sự thành công trong lựa chọn của mình. Apple dường như đã sai lầm khi không bao giờ bước vào cuộc đua về cấu hình, và đã tự chấp nhận lùi bước trước Samsung trong nhiều năm qua. Apple không bán smartphone với các tính năng mạnh mẽ về độ phân giải camera, CPU nhưng hãng này chú trọng vào thiết kế, và đó là sức hấp dẫn từ những điều bí mật của Apple.


Dù vậy, cuộc đua trên thị trường smartphone vẫn còn chưa ngã ngũ khi Xiaomi chưa tiến vào thị trường Mỹ. Câu trả lời của những kẻ thành bại sẽ được phân định theo thời gian.


Khôi Linh





Thị trường OTT: Các OTT tại Việt Nam làm gì để “sống sót”? - Vietnam Plus




Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)



Cuộc chiến OTT - ứng dụng nhắn tin miễn phí - 2013 ngã ngũ với hai sản phẩm Viber và Zalo thống lĩnh thị trường. Năm 2014, khi các chiêu trò tiếp thị thu hút người dùng dần trở nên nhàm chán, các nhà cung cấp OTT tại Việt Nam đang đứng trước thách thức mới: vừa chạy đua về số lượng người dùng vừa chạy đua về chất lượng sản phẩm.

Các cột mốc 2013


Đầu năm 2013, thị trường ứng dụng nhắn tin miễn phí (OTT) tại Việt Nam rất sôi động với những chiến dịch quảng bá rầm rộ của 4 sản phẩm chính: WeChat, Line, Kakao Talk và Zalo. Trong các sản phẩm này, WeChat mạnh nhất với số lượng người dùng đạt gần 1 triệu, còn Zalo (sản phẩm Việt Nam duy nhất) đứng cuối bảng và vừa “chết hụt” vì đi sai đường khi mới ra đời.


Tuy nhiên, thế trận có chút thay đổi khi ứng dụng nhắn tin miễn phí (OTT) Việt Nam là Zalo có bước nhảy vọt trên bảng xếp hạng App Store (đứng số 1) sau những cải tiến mạnh mẽ về sản phẩm với việc chỉ tập trung vào nhắn tin nhanh, ổn định nhất trên mọi hạ tầng viễn thông.


Cuối tháng 1/2013, WeChat gặp scandal tích hợp bản đồ “Đường lưỡi bò” vào sản phẩm và bị người dùng Việt Nam phát hiện. Kể từ thời điểm này, WeChat lao dốc và mất vị trí dẫn đầu trên thị trường.


Trong khi đó, OTT đến từ Nhật Bản (Line) tận dụng cơ hội vượt lên với những chiến dịch quảng cáo truyền hình, ngoài trời, khuyến mại lớn… và trở thành OTT đầu tiên đạt 1 triệu người dùng vào cuối tháng 2/2013. Sau đó, Zalo đạt 1 triệu người dùng vào đầu tháng 3. Kakao Talk - OTT đến từ Hàn Quốc cũng cán mốc này vào thời điểm tương tự.


Cũng kể từ thời điểm này, cuộc đua “tam mã” (Line, Zalo, Kakao Talk) diễn ra vô cùng quyết liệt với những chiến dịch quảng bá cực lớn. Line oanh tạc quảng cáo trên các trang báo điện tử, quảng bá ngoài trời, kèm theo những chương trình khuyến mại lớn…


Kakao Talk tung bom tấn quảng cáo ồ ạt trên truyền hình vào giờ vàng, quảng cáo ở các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại… Cả 2 OTT ngoại đều tung nhiều triệu USD cho trận quyết đấu về truyền thông.


Tháng 5/2013, Zalo đánh dấu bước nhảy vọt so với các OTT ngoại với việc là ứng dụng đầu tiên vượt mốc 2 triệu người dùng - và trở thành sản phẩm có khả năng phát tán tự nhiên như Facebook.


Kể từ thời điểm này, ứng dụng Việt Nam tăng tốc mạnh mẽ và vượt trội so với 2 đối thủ ngoại là Line và Kakao Talk sau những cải tiến tốc độ nhắn tin và chạy ổn định trên mọi hạ tầng viễn thông 2,5G-3G-4G và Wifi tại Việt Nam.


Cuộc chiến OTT 2013 - cuộc chiến pha 1 chạy đua về người dùng tạm ngả ngũ khi Zalo công bố đã vượt mốc 10 triệu người dùng vào dịp đầu năm mới, Viber sở hữu mức người dùng tương tự. Trong khi Line chỉ dừng lại ở con số khoảng hơn 4 triệu, còn Kakao Talk đã âm thầm rút khỏi Việt Nam.


Từ cuộc đua số lượng đến chất lượng


Năm 2014, thị trường OTT xuất hiện hai “tân binh” là Beetalk và Btalk nhưng chỉ gây ồn ào trên phương diện truyền thông rồi biến mất chứ không tạo ra bất cứ sự thay đổi thế trận nào so với kết quả định sẵn vào cuối năm 2013. Thị trường dần như phân cực cho Zalo và Viber.


Sau hàng loạt chiêu trò thu hút người dùng đã được hai bên triển khai “nhan nhản”, các chuyên gia dự đoán OTT nào tạo khác biệt trong chất lượng sản phẩm sẽ là kẻ sẽ chiếm nhiều ưu thế hơn trong việc thống lĩnh thị trường.


Từ cuối tháng 12/2013, Viber tung ra gói Viber Out, cho phép người dùng có thể gọi điện tới cả số điện thoại cố định với chi phí rẻ. Với cước phí khoảng 400 đồng/phút, Viber rẻ hơn gọi Skype, cho phép liên lạc được với các số di động, cố định.


Đây là “xung nhịp” đầu tiên của tên tuổi OTT nước ngoài này trong cuộc chiến OTT nhằm thu hút người dùng và tìm kiếm doanh thu sau một khoảng thời gian dài cung cấp dịch vụ miễn phí.


Gói Viber Out giúp lượng người dùng tăng lên đáng kể, tuy nhiên, chất lượng kết nối của sản phẩm OTT ngoại này vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn đối với đội ngũ vận hành khi người dùng thường xuyên than phiền rằng không thể thực hiện cuộc gọi hay gửi nhận tin nhắn. Tình trạng bị quấy rầy bởi quảng cáo, tin nhắn rác cũng là điểm trừ ứng dụng này.


Về phía OTT nội Zalo, ứng dụng này đang bước đầu liên kết quảng bá cùng một số nhãn hàng như Coca Cola, McDonald, Microsoft….cũng như tiếp tục miệt mài cải tiến sản phẩm trước sức ép của việc chạy đua công nghệ.


Động thái mạnh mẽ đầu tiên của Zalo là ra mắt phiên bản Zalo 2.0 với những thay đổi đáng kể về giao diện và tính năng. Đồng thời, cải tiến này cũng cho thấy Zalo sẽ đầu tư mạnh hơn vào tin nhắn thoại bằng cách đưa chức năng này ra vị trí ưu tiên nhất trên màn hình nhắn tin.


Lý giải về cách làm “khác người” này, ông Vương Quang Khải, Phó Tổng giám đốc VNG cho biết, với một sản phẩm nội địa như Zalo, cùng những khó khăn khi tiến vào môi trường mobile như kinh nghiệm ít ỏi, nguồn nhân lực khan hiếm, cần lựa chọn những điểm mạnh nhất của mình, cũng như tối ưu hóa sản phẩm sao cho phù hợp với môi trường viễn thông Việt Nam.


Ngoài ra, voice message (tạm dịch là tin nhắn thoại) hiện đang là xu hướng công nghệ tiềm năng sẽ phát triển song hành cùng các thiết bị di động thế hệ mới mà nhiều hãng công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Apple, Samsung…đều đang theo đuổi.


Bình luận về cuộc chiến này, ông Nguyễn Thế Tân, Phó tổng giám đốc VC Corp cho rằng: “Cuộc cạnh tranh giữa các OTT không căn cứ vào việc họ có nhiều tính năng mới hay ho, hoành tráng hay không mà ở việc có nhắn tin nhanh, ổn định hay không. Phần lớn người dùng chỉ quan tâm đến tính năng cơ bản chứ ít sử dụng các tính năng đặc sắc, nó chỉ tô màu cho ứng dụng mà thôi. Và ứng dụng nào làm cái cơ bản tốt ở một thị trường mới, sơ khai thì sẽ vượt lên.”


Trong bối cảnh thị trường mobile và Internet thay đổi nhanh mỗi ngày, nơi hàng triệu công ty có thể ra đời trong một tiếng và không một “đế chế” nào được bảo chứng là hoàn toàn vĩnh cửu thì thách thức lớn nhất có lẽ là việc luôn có tư duy mới đáp ứng được áp lực cạnh tranh mới, dù đó có là những ý tưởng điên rồ.


“Bạn sẽ phải đối mặt với áp lực từ bỏ những gì đã mang lại thành công cho chính bạn trong quá khứ - một việc làm vừa khó khăn vừa đau đớn. Nhưng hoàn toàn cần thiết để tạo nên sự bứt phá mới,” ông Khải chia sẻ thêm.


Có lẽ, đây là bài toán hóc búa cho các OTT trong cuộc chiến mới chạy đua về công nghệ trên nền tảng hạ tầng để chinh phục người dùng địa phương. Kẻ giải được bài toán về chất lượng ấy mới có khả năng tiến xa hơn và giành được trái ngọt./.



Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Trang trại nghỉ dưỡng: Đã qua thời thịnh vượng

@ nguontinviet.com

Trang trại nghỉ dưỡng một thời đã từng là "mốt" của những gia đình dư dả tiền bạc, mong muốn có một góc thanh bình để nghỉ ngơi cuối tuần. Nhưng hiện tại, những khu trang trại nghỉ dưỡng đang trở thành "của nợ", ở không được ở, bán chẳng ai mua.


Thời điểm giá đất ngoại thành tăng cao, nhiều người đã đầu tư những khoản tiền lớn để xây nhà nghỉ ven đô cuối tuần theo mô hình trang trại sinh thái. Ngay cả những người làm công chức cũng có suy nghĩ, chục năm nữa nghỉ hưu rồi vợ chồng già về đó ở, còn bây giờ thì "tậu" một mảnh xây nhà trên đó để cuối tuần cả nhà về "đổi gió". Tâm lý đám đông như vậy, khá nhiều người đã đầu tư cả chục tỷ đồng để làm trang trại, thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang.

Trang trại nghỉ dưỡng: Đã qua thời thịnh vượng

Mô hình trang trại không còn hấp dẫn nhà đầu tư

Thấy nhiều người đầu tư trang trại để cuối tuần hay những kỳ nghỉ lễ cả gia đình cùng bè bạn kéo nhau về vừa có chỗ chơi, lại có rau sạch mang về, anh Mạnh (Hà Nội) bàn với vợ rồi hăm hở "ôm" tiền về tận Lục Ngạn (Bắc Giang) mua một quả đồi đang trồng vải sẵn. Anh Mạnh hào hứng, đã không mua thì thôi chứ trang trại phải theo đúng nghĩa trang trại, có cả ao, vườn… Hơn nữa, mùa vải gia đình còn có sản phẩm đem bán, coi như là khoản đầu tư lâu dài.

Mất đến 2 tháng, cứ cuối tuần là anh Mạnh phấn khởi chạy về trang trại, thuê người thiết kế nhà sàn, trông nom trang trại, cải tạo vườn để trồng rau, nuôi gà... Lần đầu tiên về thăm trang trại, vợ con và nhóm bạn chơi thân với gia đình đều ồ lên thích thú trước khung cảnh tự nhiên của khu trang trại. Trẻ con thì tha hồ chạy nhảy, leo trèo cây cối, người lớn thì sảng khoái với bầu không khí trong lành của vùng đất bán sơn địa đất rộng người thưa... Mọi người hồ hởi chạy ra chạy vào, bình phẩm, góp ý khen chê, rồi xắn tay áo ra sau vườn hái rau, thịt gà, tự vào bếp nấu nướng…

Thế nhưng chỉ sau vài lần thì cả vợ và con anh Mạnh đều kiên quyết không về nữa. Và cũng chỉ sau vụ vải đầu tiên, Mạnh cũng chấp nhận cho người trông coi thu hoạch miễn phí, bởi giá vải quá thấp, thu hoạch thì vất vả. Sau vài năm, anh Mạnh quyết bán luôn cho "rảnh nợ", thế nhưng rao bán mãi mà chả có ai ngó ngàng, hoặc có người hỏi nhưng trả giá chưa được 1/3 khoản anh đầu tư lúc trước...

Sát sao hơn vợ chồng anh Mạnh, chị Tuyết, chủ một trang trại ở Hòa Lạc (Hà Nội), tận dụng đất vườn và thuê người chuyên trồng rau sạch, cứ nửa tháng lại đánh xe ô tô về lấy rau một lần. Chị ngán ngẩm, cứ tưởng là vừa có rau ăn, vừa là khoản đầu tư lâu dài, hơn nữa gia đình có chỗ để đi nghỉ ngày cuối tuần, thế nhưng tính ra thì rau quá đắt bởi tiền thuê người trồng, tiền xăng xe về lấy quá tiền rau… Mà rau để lâu ngày ăn cũng không còn tươi nữa, chẳng bằng làm mấy cái thùng xốp trồng trên sân thượng như trước, vừa có rau tươi ăn hàng ngày, vừa đỡ phải thuê người trông nom…

Mua trang trại được 4 năm mà số lần về nghỉ tính trên đầu ngón tay, chị Tuyết cảm thấy nó không phù hợp với gia đình mình nên đang nhờ người rao bán, nhưng nghe chừng cũng khó khăn vì thú chơi trang trại đã qua thời thịnh.

Để đáp ứng thú chơi trang trại trong khoảng 4-5 năm trở lại đây, ở một số vùng phụ cận Hà Nội như Sóc Sơn, Đông Anh, Hòa Lạc... người ta phân sẵn lô đất để bán cho người chơi trang trại. Thú chơi này không chỉ đòi hỏi người chơi tiềm lực về kinh tế mà còn cần có một chút tâm hồn hợp với cuộc sống thư nhàn, thanh đạm hài hòa với phong vị của chốn núi đồi vắng vẻ. Với mô hình chung thường gặp ở các trang trại là có nhà sàn, ao cá và vườn cây, thiếu nhà sàn có thể thay bằng biệt thự hay nhà cấp 4 nhưng không thể thiếu vườn cây, ao cá…

Trang trại là nơi cả gia đình nghỉ ngơi, hoặc bạn bè thân thiết cùng về thư giãn cuối tuần, tận hưởng không khí thiên nhiên trong lành, bỏ lại sau lưng những ồn ào phố sá. Vì thế, với những người không có niềm yêu thích thiên nhiên và không có nhiều thời gian thì việc đầu tư vào trang trại sẽ chỉ gây lãng phí.

Thực tế này một lần nữa chứng minh các nhà đầu tư cần thận trọng trước các “phong trào”. Căn cứ vào thực tế và tiềm lực của mình để có những quyết định đầu tư chuẩn xác, tránh nhìn nhận và đầu tư theo phong trào, trào lưu thì nhà đầu tư mới không chịu cảnh thua thiệt và bực mình.




Đăng ký: Bài đăng

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

10 “kỷ lục” của Lý Sơn trong mắt một doanh nhân - BizLIVE

@ 10 “kỷ lục” của Lý Sơn trong mắt một doanh nhân

Ông Nguyễn Đức Hưởng tại bến tàu Lý Sơn.


Dọc theo con đường ven đảo, nhìn bờ kè cao cản tầm mắt, ông Hưởng tiếc: “Giá như con đường này được nâng cao lên, nó sẽ không che đi phần nào vẻ đẹp của Lý Sơn khi du khách thả bộ. Mà nếu nó được quy hoạch thêm để hỗ trợ cho hệ thống dịch vụ thương mại, Lý Sơn sẽ có thêm sức hút du khách”.

Hạ tầng là điểm yếu lớn nhất của Lý Sơn. Cùng với con đường cần được đầu tư và quy hoạch xứng đáng, nguồn điện cũng là mong mỏi của người dân và nhà đầu tư tại huyện đảo xinh đẹp này.


Gần một giờ trên tàu rời Lý Sơn về đất liền, vị doanh nhân này trầm tư, rồi chuyền tay tin nhắn 10 “kỷ lục” của huyện đảo Lý Sơn mà ông điểm lại.


1. Lý Sơn là huyện đảo gần đất liền nhất, chỉ cách đất liền 15 hải lý nhưng lại gần với Hoàng Sa nhất.


2. Là huyện có mật độ dân số đông nhất, trên 2.000 người/km2 với tổng dân số khoảng 22.000 người.


3. Là huyện nhỏ nhưng đóng góp cho tỉnh Quảng Ngãi sản lượng hải sản lớn nhất hàng năm (chiếm khoảng 1/3 sản lượng toàn tỉnh).


4. Là huyện có lực lượng lao động trên biển lớn nhất cả nước với trên 5.000 lao động cùng 426 tàu thuyền đánh cá.


5. Là huyện duy nhất đến nay vẫn chưa có điện lưới quốc gia.


6. Là huyện có nhiều tôn giáo nhất, đầy đủ các tôn giáo tại Việt Nam. Đây cũng là huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa chỉ trong phạm vi chưa đầy 10 km2, gắn với hàng chục điểm du lịch như chùa Hang, đình làng An Hải, chùa Đục, miệng núi lửa, di tích lịch sử Hải đội Hoàng Sa - Trường Sa, Âm linh tự và nhà cổ…


7. Là huyện duy nhất có đặc sản tỏi một nhánh, tỏi mồ côi (tỏi bị bệnh nhưng lại chữa được nhiều bệnh). Đây cũng là nông sản - nguồn thu chủ lực của người dân trên đảo, nhưng cũng chính vì khai thác cát ven bờ biển để trồng mà dẫn đến hiện tượng xâm thực. Trong khi đó cả huyện lại không có một cây lúa nào.


8. Là huyện có ít xã nhất với 3 xã; đảo bé chỉ có 1 xã.


9. Là huyện có nơi mà giá nước ngọt có những thời điểm đắt nhất cả nước (xã Bình An). Cao điểm có những ngày người dân tại đây phải trả trên 200.000 đồng mua 1 khối nước để sử dụng.


10. Là huyện có nhiều hộ không có nhà vệ sinh nhất; riêng đảo bé tỷ lệ hộ không có nhà vệ sinh đúng nghĩa lên tới khoảng 90%.


Trong 10 “kỷ lục” mà ông Nguyễn Đức Hưởng điểm lại qua góc nhìn của mình, có nhiều thực tế buồn, là mong mỏi của người dân ở huyện đảo tiền tiêu này.


“Nếu Nhà nước đầu tư hạ tầng tốt, đường và điện hợp lý, tôi tin thế mạnh về du lịch của Lý Sơn sẽ được kích hoạt nhanh, thậm chí cạnh tranh cả với Phú Quốc. Có được những điều kiện đó, nhiều nhà đầu tư sẽ vào, sẽ có những khách sạn, resort 5 sao chứ không nghèo nàn về dịch vụ như hiện nay, đời sống người dân sẽ khá lên nhiều”, ông Hưởng nói.


Theo VnEconomy





%3Cbr%3E%C4%90%C4%83ng%20k%C3%BD:%20%3Ca%20href=">Bài đăng

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Doanh nhân mặc áo lý trưởng - VNExpress

@ Cách đây chưa lâu, đài truyền hình tường thuật một buổi tôn vinh doanh nhân. Đang xem, đứa cháu tôi bỗng kêu lên: "Bác ơi, sao doanh nhân lại mặc áo lý trưởng?". Tôi bảo: "Cháu không nghe người ta giới thiệu là áo dân tộc ư?". Nói vậy nhưng tôi vẫn thấy thế nào ấy. Doanh nhân thời nay lên sân khấu nhận vinh danh đội khăn xếp, mặc áo dài màu xanh có họa tiết, hệt như các vai diễn đóng nhân vật lý trưởng. Có lẽ vai lý trưởng hách dịch trong các vở chèo gây ấn tượng mạnh với nhiều người chăng nên đứa cháu tôi mới nhớ dai thế.



Vài ba chục năm trước, trong cơ chế bình quân, bao cấp, người ta thi nhau đả kích giám đốc. Nào tranh biếm họa, nào thơ châm, nào bài bình luận làm như các giám đốc ai cũng xấu, ai cũng là kẻ “ ăn trên ngồi trốc”. Rồi đến thời nay, lại quay ra ca ngợi, tôn vinh thái quá, nào cúp, nào giải thưởng, nào bảng vàng, doanh nhân tiêu biểu. Có những cúp được trao cho cả trăm người, giải thưởng doanh nhân tiêu biểu, vinh danh bảng vàng thì nhiều lắm, mà khi xướng tên chẳng ai biết họ có danh phận gì, tiêu biểu cái gì. Có người nói, bây giờ có “phong trào” trao cúp, trao giải thưởng. Đến những thứ danh giá như vậy mà cũng theo phong trào ư?


Tôi nhớ lần đến làm việc với một bộ đặt vấn đề trao giải thưởng cho những doanh nghiệp bảo vệ tốt môi trường, lãnh đạo bộ nói ngay: "Thôi ông ơi, bây giờ nhiều loại giải thưởng quá rồi".


Trao giải thưởng cho doanh nghiệp thời nay là rất cần, nhất là khi doanh nghiệp đang rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang tìm cách vươn lên bằng chính tài năng sức lực của mình… Nhưng phải làm sao cho xứng đáng, sao cho người được trao cũng như người không được trao đều tâm phục, khẩu phục, để người dân cùng tham gia tôn vinh doanh nghiệp qua sản phẩm, thành phẩm của họ làm ra, nếu không, người đời lại cho rằng có tiền thì có hết.


Vấn đề là thực chất, chứ không phải cái danh hiệu, cái áo khoác bên ngoài. Những doanh nhân, doanh nghiệp có tài, có tâm, có nhiều đóng góp cho dân, cho nước, hẳn không ai muốn tự dối mình, không ai muốn lên bục vinh quang nhận những giải thưởng không xứng đáng, đứng cạnh những người không xứng đáng.


Có như vậy thì mặc áo comple, thắt cà vạt lên nhận phần thưởng cũng thấm nhuần tinh thần dân tộc, chứ đâu phải mặc cái áo mà đứa cháu tôi cứ khăng khăng là áo... lý trưởng!


Dương Xuân Nam


%3Cbr%3E%C4%90%C4%83ng%20k%C3%BD:%20%3Ca%20href=">Bài đăng

3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt - VNExpress

@ nguontinviet.com

Điều đầu tiên cần ghi nhớ là không nên cạnh tranh bằng giá.



Trong cuốn sách xuất bản năm ngoái của Giám đốc Deloitte Services - Michael Raynor và chiến lược gia Mumtaz Ahmed, các tác giả đã cùng nhóm nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu 25.000 công ty trên hàng trăm lĩnh vực trong 5 năm, nhằm chọn ra các công ty "nổi bật".


Tuy nhiên, định nghĩa "nổi bật" còn phải tùy thuộc vào hoàn cảnh. "Khi một người nói ông ta đã 82 tuổi, thế đã được coi là già hay chưa? Nếu ông ấy sống ở Nhật Bản, đó chỉ được coi là tuổi trung niên. Nhưng nếu sống ở Tanzania, thì đó đã là người thọ nhất rồi", Raynor cho biết.











Michael-Raynor-3439-1408349662.jpg

Michael Raynor -đồng tác giả cuốn sách về 3 nguyên tắc nổi bật cho doanh nghiệp. Ảnh: Deloitte



Sau khi chọn ra 344 cái tên xuất sắc nhất, Raynor và nhóm của ông nghiên cứu các điểm chung để tìm ra các doanh nghiệp này đã vận hành thế nào. Tuy nhiên, họ gần như chẳng thu được gì.


Đến khi chuyển sang nghiên cứu các doanh nghiệp này đã tư duy thế nào, các nguyên tắc kinh doanh của họ mới dần lộ rõ.


Nguyên tắc thứ nhất là đừng cạnh tranh về giá cả. Hãy làm bản thân khác biệt bằng chất lượng. Bạn có thể thành công đôi chút nếu tung sản phẩm giá rẻ, nhưng sẽ chẳng bao giờ bứt lên được với mô hình này.


Nguyên tắc thứ hai là hãy quan tâm đến doanh thu hơn là chi phí. Đẩy mạnh doanh thu sẽ mang lại cho công ty bạn nhiều giá trị hơn là ghìm chi phí xuống. Tiết kiệm có thể khiến bạn thành công phần nào. Nhưng việc này cũng khó duy trì được lâu.


Nguyên tắc thứ ba là chẳng con nguyên tắc nào khác nữa cả. Công nghệ, tài năng, thị trường, nhân lực đều có thể thay đổi. Tuy nhiên, hãy luôn gắn chặt với nguyên tắc một và hai.


Raynor cho biết chúng ta chỉ nên coi các nguyên tắc như là "chiếc la bàn, thay vì bản đồ". "Nó như là bạn bị lạc trong rừng và có ai đó nói rằng lối ra ở phía Bắc. Nếu tôi đưa bạn một chiếc la bàn, tức là tôi đã giúp bạn rồi đấy. Vì bạn vẫn được quyền sáng tạo, không cần chỉ đi về hướng Bắc. Trên đường đi, bạn có thể đâm vào cây, rơi xuống vách núi hoặc làm bất kỳ điều gì. Thỉnh thoảng bạn sẽ phải đi về hướng Tây, hướng Đông, rồi lại quay về hướng Nam. Tuy nhiên, quan trọng là bạn vẫn biết được mình đang dẫn dắt công ty theo hướng nào".


Nhiều khi, các doanh nghiệp mới thành lập rất kẹt tiền mặt. Raynor biết điều đó, nhưng nguyên tắc chất lượng và doanh thu vẫn phải đặt lên hàng đầu. "Nếu bạn muốn có lợi nhuận cao hơn đối thủ, cách tốt nhất thực ra không phải là hạ chi phí xuống thấp hơn họ", ông nói.


Doanh nghiệp phải tìm ra mình có thể làm gì tốt hơn đối thủ và khai thác khoảng trống đó bằng giá cả và số lượng bán ra, chứ không phải chi phí thấp hơn. "Tất cả đều mang tính tương đối mà thôi. Nếu muốn lợi nhuận cao hơn, bạn phải bán nhiều sản phẩm lên, hoặc định giá cao hơn so với đối thủ", Raynor nói.


Hà Thu





Đăng ký: Bài đăng

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Có nên theo học khi đỗ Tài chính ngân hàng - VNExpress

@ nguontinviet.com



Thứ năm, 14/8/2014 | 17:33 GMT+7



Thứ năm, 14/8/2014 | 17:33 GMT+7


Em vừa đỗ đại học chính quy chuyên ngành Tài chính ngân hàng. Em nghe nói hiện ngành này thừa nhân lực nên sinh viên ngân hàng ra trường thất nghiệp rất nhiều.




Em rất lo lắng, nhờ anh, chị cho em những lời khuyên. Em có nên theo học không và cơ hội việc làm như thế nào?


Nguyễn Đức Chiến


Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây







Đăng ký: Bài đăng

Ngân hàng Việt chạy đua xuất ngoại 'kiếm cơm' - Zing News

@ nguontinviet.com


Sau khi được Ngân hàng (NH) Nhà nước chấp thuận thành lập văn phòng đại diện tại Myanmar, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) cho biết, đang tiến hành các bước kế tiếp để văn phòng đại diện này có thể đi vào hoạt động từ tháng 12/2014.


Tăng sức cạnh tranh


Myanmar đang là mảnh đất màu mỡ cho hoạt động kinh doanh, sau khi nước này mở cửa đầu tư. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp (DN) Việt sang đầu tư tại nước này, là cơ hội cho các ngân hàng thương mại xuất ngoại để phục vụ DN Việt và DN bản địa…












HDBank sẽ mở văn phòng đại diện tại Myanmar vào cuối năm nay.



HDBank sẽ mở văn phòng đại diện tại Myanmar vào cuối năm nay.



Trước đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là đơn vị tiên phong mở chi nhánh ở thị trường Myanmar từ đầu năm 2010. Đến năm 2012, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng được Chính phủ Myanmar cấp giấy phép thành lập văn phòng và bắt đầu hoạt động từ năm 2013. Vietinbank cho biết đang nỗ lực để thành lập một ngân hàng con tại Myanmar ngay khi chính phủ nước này có chính sách mở cửa cho ngân hàng nước ngoài hoạt động.


Xu hướng mở chi nhánh ở nước ngoài cũng được nhiều ngân hàng thương mại khác tại Việt Nam triển khai, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các khách hàng là những DN đang hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Từ rất sớm, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã mở chi nhánh tại Lào (năm 2008) và Campuchia (từ năm 2009). Sau nhiều năm hoạt động, đến nay hệ thống của Sacombank ở nước ngoài gồm 1 chi nhánh, 2 quầy giao dịch tại Thủ đô Viêng Chăn. Đến năm 2011, Sacombank chuyển đổi chi nhánh tại Campuchia thành ngân hàng con 100% vốn của ngân hàng và có 7 chi nhánh tại Thủ đô Phnôm Pênh cùng các tỉnh trọng điểm. Các ngân hàng khác như BIDV, Vietinbank, SHB... đều đã có văn phòng và chi nhánh tại Lào, Campuchia.


Đến tháng 9/2011, Vietinbank trở thành ngân hàng Việt đầu tiên vươn hệ thống của mình sang Đức, khi mở chi nhánh tại TP Frankfurt (Đức) và sau đó là thêm nhiều chi nhánh tại các TP khác trên thế giới. Lãnh đạo Vietinbank cho biết, đến nay mạng lưới hoạt động ở nước ngoài của ngân hàng này gồm 2 chi nhánh tại Đức (Frankfurt và Berlin), 1 chi nhánh và 1 phòng giao dịch tại Lào và 1 văn phòng đại diện tại Myanmar.


“Sau hơn 2 năm, đến nay chi nhánh ở Đức đã hoạt động một cách bài bản, theo tiêu chuẩn của một ngân hàng thương mại hiện đại cả về thể chế, nhân sự, công nghệ và cơ sở vật chất tại một thị trường đã phát triển”, lãnh đạo Vietinbank chia sẻ.


Tại Lào, chi nhánh của Vietinbank cũng đạt kết quả khả quan. Tính đến cuối năm 2013, vốn điều lệ của Vietinbank chi nhánh Lào đạt 22 triệu USD, dư nợ đạt 50,4 triệu USD, tăng 104,9% so với năm trước. Tổng tài sản hơn 80,2 triệu USD, lợi nhuận 1,1 triệu USD. Dự kiến cuối năm nay, chi nhánh tại Lào sẽ nâng cấp lên thành ngân hàng con và Vietinbank đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục cuối cùng.


Gặp khó về luật pháp, thông lệ thị trường


Theo ông Phan Huy Khang, tổng giám đốc Sacombank, không phải đến khi tình hình kinh tế trong nước khó khăn, tín dụng tăng trưởng thấp, ngân hàng mới tìm đường ra nước ngoài. Việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài nằm trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng, nhằm tăng sự hiện diện, tăng tính cạnh tranh và phục vụ khách hàng là các DN Việt ở nước sở tại tốt hơn. Dù vậy, ở thị trường nước ngoài, NH cũng phải cạnh tranh với NH bản địa, ngân hàng nước ngoài đặt tại nước bản địa và cả những ngân hàng Việt đang hoạt động tại đây.


“Việc mở rộng thị trường ra nước ngoài là xu hướng tất yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam, giúp ngân hàng có năng lực thực sự tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, khách hàng, phân tán rủi ro, học hỏi các kinh nghiệm quản trị DN, quản lý rủi ro…”, đại diện Vietinbank nhận xét.


TS Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Đầu tư tài chính, trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho rằng việc các ngân hàng Việt Nam mở rộng mạng lưới ở các thị trường ngoại như Lào, Campuchia, Myanmar… nhằm tăng tiện lợi trong thanh toán, dịch vụ cho khách hàng và DN Việt đang đầu tư ở các thị trường này. Hoạt động này, giống như ngân hàng các nước Nhật, Hàn Quốc vào Việt Nam, để hỗ trợ DN nước họ đầu tư sản xuất kinh doanh ở Việt Nam.


“Chúng ta hình dung Myanmar đang giống như các nhà đầu tư nước ngoài nhìn vào Việt Nam thời kỳ bùng nổ đầu tư, là môi trường hấp dẫn vốn ngoại. Đây đang là giai đoạn tăng trưởng của Myanmar, các DN, ngân hàng có thể tận dụng để phát triển hoạt động đầu tư, kinh doanh. Dù vậy, tính ổn định về chính trị của Myanmar không bằng Việt Nam, chưa kể hệ thống pháp luật chưa phát triển hoàn thiện…”, TS Lê Đạt Chí nhận xét.



Phải kiểm soát dòng tiền


Theo TS Lê Đạt Chí, một điều cần lưu ý là khi các ngân hàng đầu tư ra nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước cần phải kiểm soát dòng tiền, sức khỏe tài chính để phòng ngừa rủi ro.


Hơn nữa, ngân hàng Việt ra nước ngoài cần cải thiện hệ thống quản trị rủi ro, nâng cao tiềm lực tài chính… nếu không sẽ khó cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại nước sở tại, một chuyên gia kinh tế nhận xét.




Cầu dài khoảng 100 m, rộng chừng 1,5 m được ghép bằng gỗ, tre nứa, chằng buộc bằng đủ thứ sợi thép và có cả lốp xe đạp.


Theo thống kê mới nhất của Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP), Việt Nam lọt vào nhóm 11 nước có môi trường hòa bình nhất trên hành tinh.


Theo trang AS, Real gặp bế tắc khi đàm phán gia hạn hợp đồng với Khedira. Đây là lý do khiến CLB sẵn sàng bán anh với giá 8 triệu bảng để tránh trường hợp mất trắng vào mùa hè tới.




Đăng ký: Bài đăng

Doanh nghiệp IT Châu Á cắt giảm hàng chục ngàn lao động - Tuổi Trẻ

@ nguontinviet.com











Lao động phổ thông sẽ là đối tượng đầu tiên bị cắt giảm - Ảnh: NLC
Lao động phổ thông sẽ là đối tượng đầu tiên bị cắt giảm - Ảnh: NLC

Ở châu Á, Microsoft và Cisco Systems Inc. chủ yếu đặt nhà máy sản xuất tại Trung Quốc và Ấn Độ. Giới chuyên gia Trung Quốc đang kêu gọi các doanh nghiệp trên xem xét nghiêm túc vấn đề này nhằm ngăn chặn những bất ổn tiềm ẩn khi lượng lao động trong ngành này ở Trung Quốc đứng trước nguy cơ thất nghiệp.


Nguy cơ bất ổn









Chỉ trong khoảng thời gian 2011-2013, Cisco đã cắt giảm tổng cộng 12.000 nhân sự. Microsoft cũng vừa tuyên bố cắt giảm 18.000 lao động của tập đoàn này trên toàn cầu.


Nếu việc cắt giảm được thực thi hoàn toàn thì chỉ trong vòng bốn năm qua đã có tổng cộng 36.000 nhân sự của hai tập đoàn It này bị mất việc.



Cổng thông tin Chính phủ Trung Quốc hôm qua dẫn nguồn tin giấu tên trong lĩnh vực IT nước này cho biết khoảng 4.000 lao động đang có kế hoạch đàm phán với Microsoft để đòi bồi thường thỏa đáng. Phần lớn trong số này cũng đang lên kế hoạch tuần hành để đòi thêm trợ cấp thôi việc sau khi mất việc.


Trong khi đó, Cisco Systems Inc. cũng vừa công bố kế hoạch cắt giảm 6.000 nhân sự toàn cầu, tương đương 8% nguồn nhân lực của tập đoàn này, trong đó có nhiều lao động ở Trung Quốc.


Trương Chí Nho, một chuyên gia của Trung tâm dịch vụ tranh chấp lao động Xuân Phong ở Thâm Quyến, nhận định dù hầu hết công ty IT đều sẵn lòng bồi thường cho người lao động cao hơn luật Trung Quốc quy định, nhưng điều này không đồng nghĩa việc người lao động đã thấy thỏa đáng.


“Tranh chấp lao động liên quan đến các doanh nghiệp IT nước ngoài có khả năng sẽ tăng trong hai năm tới khi kinh tế Trung Quốc chững lại” - ông Trương nhận định.


Hơn 500 lao động tại nhà máy sản xuất linh kiện của Microsoft ở Bắc Kinh cũng đã ký tên kêu gọi đối thoại trực tiếp với giới quản lý liên quan đến việc cắt giảm nhân sự. Song Microsoft đã từ chối công bố chi tiết về những kế hoạch cắt giảm nhân sự.


Trước đó, Microsoft đã đề nghị trả thêm cho người lao động một tháng lương sau khi nghỉ việc - mức bồi thường cao hơn quy định của luật pháp Trung Quốc. Song người lao động Trung Quốc lại đang muốn Microsoft bồi thường nhiều hơn.


Tuy nhiên, ông Satya Nadella - giám đốc điều hành của Microsoft - khẳng định những nhân viên bị cắt giảm lần này sẽ được thông báo trong vòng năm tháng tới.


Đến cuối tháng 6-2015 họ sẽ nghỉ việc hoàn toàn. Tổng cộng chi phí cho đợt cắt giảm này, gồm cả tiền trợ cấp, vào khoảng 1,2-1,6 tỉ USD.


Cửa hẹp cho lao động phổ thông


Báo Bussiness Times cho biết Cisco đưa ra quyết định cắt giảm nhân sự tại thời điểm mà doanh nghiệp này đang chật vật xoay xở với tình hình kinh doanh èo uột ở các thị trường mới nổi.


Wall Street Journal dẫn lời ông John Chamber, chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành của Cisco, khẳng định họ cắt giảm nhân sự để tái cấu trúc nguồn nhân lực theo hướng “chuyên môn”. Song giới chuyên gia cho rằng Cisco bị giảm thu nhập ròng 1% với năm 2013. Cổ phiếu của Cisco cũng đã giảm 1% sau khi có thông tin doanh thu ròng của tập đoàn này sụt giảm.


Hồi tháng 7-2014, Tập đoàn Microsoft tuyên bố cắt giảm 18.000 nhân sự, trong đó có khoảng 12.500 nhân viên tại Nokia mà Microsoft mua lại vào tháng 4-2014. Một trong những nguyên nhân mà giới chuyên gia dự đoán là do chi phí cho nhân công Trung Quốc ngày càng cao và Microsoft cũng đang muốn giữ vững biên độ lợi nhuận của mình.


Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), tiền lương tháng bình quân của một lao động tại Bắc Kinh đang ở mức 466 USD, cao hơn 3,2 lần so với ở nơi khác.


Giới chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp IT quốc tế đang có xu hướng tương tự Cisco là tìm kiếm và phát triển nhân lực theo hướng tập trung vào kỹ năng phát minh và sáng tạo, tức là họ cần người có chuyên môn.


Tổng giám đốc Chamber nhấn mạnh Cisco đang tập trung vào những khu vực như an ninh, trung tâm dữ liệu, phần mềm, công nghệ điện toán đám mây và Internet.


Thêm vào đó, do sự đột phá trong công nghệ robot và các nguồn nhân lực thuê ngoài mà các tập đoàn kỹ thuật đã mạnh tay cắt giảm nhân lực trong những năm qua.


Lương của những người còn lại tăng lên nhưng khoảng cách thu nhập của người lao động chân tay và giới chuyên môn lại càng lớn.


MỸ AN





Đăng ký: Bài đăng

Chiêu quảng cáo dựa bóng sao lớn của nhà mốt - VNExpress

@ nguontinviet.com

Các hãng thời trang "chọn mặt gửi vàng", tài trợ từ quần áo đến phụ kiện thường ngày cho sao rồi gửi hình ảnh quảng bá.



Việc nhà mốt lớn tặng hoặc cho sao mượn đồ mặc trên thảm đỏ nhằm quảng bá sản phẩm là chuyện đã quen thuộc. Ngoài ra, các hãng cũng thường xuyên mời diễn viên, người mẫu... ngồi hàng ghế đầu ở mỗi show. Tuy vậy, những sự kiện này chỉ mang tính thời điểm, khiến các hãng đặt ra bài toán: Làm thế nào sản phẩm tiếp cận khách hàng nhiều hơn, giống như bữa ăn, nước uống hàng ngày. Cuối cùng, họ tìm ra cách tối ưu - tận dụng quần áo ngày thường của sao để gây chú ý.


Theo Shefinds, hầu hết trang phục, phụ kiện hàng ngày của sao xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đều là đồ tặng từ nhà mốt. Thông qua các công ty PR, số đồ miễn phí này được chuyển tới tay người nổi tiếng. Sau đó, các sản phẩm sẽ xuất hiện cùng sao khắp các tạp chí, website đến trang cá nhân, kéo theo dòng người đổ xô đi mua sắm để bắt kịp xu hướng thần tượng đã khởi xướng. Cách này được giới mốt gọi là "celebrity seeding" (tạm dịch: gieo xu hướng nhờ người nổi tiếng)











2-7128-1407998913.jpg

Các xu hướng được người nổi tiếng lăng xê trên phố có sự tác động lớn từ phía các nhà mốt. Ảnh: Popsugar.



Lựa chọn gương mặt sao là khâu quan trọng trong việc quảng bá theo cách này. Mỗi đại diện phải đáp ứng đủ ba điều kiện: Hình ảnh thường xuyên xuất hiện trên phương tiện truyền thông; Có phong cách thời trang phù hợp thương hiệu; Và quan trọng nhất là phải có lượng fan đông đảo.


Một chuyên viên PR cho biết: "Nếu một hãng thời trang phải chọn giữa Lindsay Lohan và Selena Gomez để tặng đồ, họ sẽ nghiêng về Selena hơn. Cô ấy không chỉ có hình ảnh đẹp, thường được tạp chí, website chụp ảnh mà còn có gu thời trang thời thượng". Kenneth Loo, một chuyên gia marketing, khẳng định hầu hết công ty PR đều tư vấn cho nhãn hàng tránh xa các tên tuổi gây tranh cãi hoặc tai tiếng.


Hoàn tất danh sách tặng quà, các nhà mốt sẽ đóng gói cùng loạt ghi chú về thông tin sản phẩm rồi gửi cho người nổi tiếng. "Một trong những sai lầm lớn mà các công ty hay mắc phải là chỉ vứt đồ vào hộp và gửi đi", Kenneth giải thích, "người nổi tiếng cần hiểu rõ nhất đặc điểm của món đồ họ sẽ mặc trên người". Thông thường, một nhà mốt gửi khoảng 20 món/tháng. Với các thương hiệu lớn, số lượng có thể lên tới 60 món.


Dù vậy, không phải lúc nào người nổi tiếng cũng mặc đồ tặng từ hãng thời trang. Nguyên nhân là nghề nghiệp của họ không cho phép hoặc đã có hợp đồng quảng cáo với nhãn khác. Một số không nhận quà vì đồ đem tặng không phù hợp với sở thích cá nhân. Họ có thể chọn cách để xó tủ hoặc trả lại. Bằng việc quan sát động thái từ người nổi tiếng, các công ty PR sẽ rút kinh nghiệm trong những lần sau để đưa ra những lựa chọn tốt hơn.











Giày sneaker đế xuồng của hãng Isabel Marant tạo nên cơn sốt trong làng thời trang sau khi sản phẩm này được các sao lớn sử dụng.

Giày sneaker đế xuồng của hãng Isabel Marant tạo nên cơn sốt trong làng thời trang sau khi sản phẩm này được các sao lớn sử dụng.



Stylist có vai trò quan trọng trong việc giúp nhà mốt tiếp cận người nổi tiếng. Dựa trên phong cách sẵn có của khách hàng, các stylist sẽ mua, mượn đồ và phối lại cho phù hợp, giúp sao nổi bật trong mỗi sự kiện hoặc khi dạo phố.


Ilaria Urbinati, stylist của Nina Dobrev, Bradley Cooper, Elle Fanning, Ryan Reynolds và Emmy Rossum, cho biết mỗi lúc cần trang phục, cô đều làm việc trực tiếp với nhà mốt hoặc công ty PR. Nhờ đó, quần áo, phụ kiện luôn được đảm bảo. Đổi lại, các nhà mốt cũng vui vẻ cho mượn hoặc tài trợ luôn. Việc quảng bá thương hiệu cho sao và nhãn hàng từ đó trở thành mối quan hệ cộng sinh.


Nếu stylist định hình phong cách cho sao và đưa ra xu hướng thì các biên tập viên thời trang là kênh truyền tin rộng rãi đến khách hàng. Giày sneaker của hãng Isabel Marant là một trong những ví dụ điển hình cho sự thành công của cách quảng bá sản phẩm này. Hình ảnh Beyonce, Miranda Kerr hay Kate Bosworth tung tăng trên phố với những đôi sneaker đế xuồng cá tính liên tục được các cây bút nhắc đến. Chỉ một thời gian sau, các hãng như Marc by Marc Jacobs, Chloe hay Ash Bowie đều nhanh chóng áp dụng xu hướng này vào sản phẩm.


Sara Alderman, biên tập viên của Shefinds, cho biết chính các công ty PR chủ động gửi ảnh và thông tin về trang phục của sao trên phố tới các truyền thông. "Nếu không có thông tin từ các hãng PR, chúng tôi khó biết được món đồ sao mặc thuộc thương hiệu nào. Cả chuyện ai làm stylist và người nổi tiếng nào diện chung đồ đều được cung cấp từ đây".


Bằng hình ảnh người nổi tiếng xuất hiện ngày một dày đặc, các xu hướng dần được định hình. "Việc nhìn thấy người mình ngưỡng mộ mặc theo phong cách nào đó sẽ khiến các khách hàng nghiêng về hướng mua đồ tương tự nhiều hơn", Sara Alderman chia sẻ.


Thành Trương





Đăng ký: Bài đăng

Doanh nhân mặc áo lý trưởng - VNExpress

@ Cách đây chưa lâu, đài truyền hình tường thuật một buổi tôn vinh doanh nhân. Đang xem, đứa cháu tôi bỗng kêu lên: "Bác ơi, sao doanh nhân lại mặc áo lý trưởng?". Tôi bảo: "Cháu không nghe người ta giới thiệu là áo dân tộc ư?". Nói vậy nhưng tôi vẫn thấy thế nào ấy. Doanh nhân thời nay lên sân khấu nhận vinh danh đội khăn xếp, mặc áo dài màu xanh có họa tiết, hệt như các vai diễn đóng nhân vật lý trưởng. Có lẽ vai lý trưởng hách dịch trong các vở chèo gây ấn tượng mạnh với nhiều người chăng nên đứa cháu tôi mới nhớ dai thế.



Vài ba chục năm trước, trong cơ chế bình quân, bao cấp, người ta thi nhau đả kích giám đốc. Nào tranh biếm họa, nào thơ châm, nào bài bình luận làm như các giám đốc ai cũng xấu, ai cũng là kẻ “ ăn trên ngồi trốc”. Rồi đến thời nay, lại quay ra ca ngợi, tôn vinh thái quá, nào cúp, nào giải thưởng, nào bảng vàng, doanh nhân tiêu biểu. Có những cúp được trao cho cả trăm người, giải thưởng doanh nhân tiêu biểu, vinh danh bảng vàng thì nhiều lắm, mà khi xướng tên chẳng ai biết họ có danh phận gì, tiêu biểu cái gì. Có người nói, bây giờ có “phong trào” trao cúp, trao giải thưởng. Đến những thứ danh giá như vậy mà cũng theo phong trào ư?


Tôi nhớ lần đến làm việc với một bộ đặt vấn đề trao giải thưởng cho những doanh nghiệp bảo vệ tốt môi trường, lãnh đạo bộ nói ngay: "Thôi ông ơi, bây giờ nhiều loại giải thưởng quá rồi".


Trao giải thưởng cho doanh nghiệp thời nay là rất cần, nhất là khi doanh nghiệp đang rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang tìm cách vươn lên bằng chính tài năng sức lực của mình… Nhưng phải làm sao cho xứng đáng, sao cho người được trao cũng như người không được trao đều tâm phục, khẩu phục, để người dân cùng tham gia tôn vinh doanh nghiệp qua sản phẩm, thành phẩm của họ làm ra, nếu không, người đời lại cho rằng có tiền thì có hết.


Vấn đề là thực chất, chứ không phải cái danh hiệu, cái áo khoác bên ngoài. Những doanh nhân, doanh nghiệp có tài, có tâm, có nhiều đóng góp cho dân, cho nước, hẳn không ai muốn tự dối mình, không ai muốn lên bục vinh quang nhận những giải thưởng không xứng đáng, đứng cạnh những người không xứng đáng.


Có như vậy thì mặc áo comple, thắt cà vạt lên nhận phần thưởng cũng thấm nhuần tinh thần dân tộc, chứ đâu phải mặc cái áo mà đứa cháu tôi cứ khăng khăng là áo... lý trưởng!


Dương Xuân Nam


%3Cbr%3E%C4%90%C4%83ng%20k%C3%BD:%20%3Ca%20href=">Bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Khởi nghiệp từ góc nhìn doanh nhân - Dân Trí

@


Thứ Năm, 14/08/2014 - 10:45


Ông Nguyễn Thu Phong chia sẻ tại Hội thảo


Ông Nguyễn Thu Phong chia sẻ tại Hội thảo




Hội thảo được tổ chức bởi Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (BSSC) và Hội Doanh nhân Trẻ TP HCM (YBA). Theo ban tổ chức chương trình, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam tuy đã trở nên sôi động hơn rất nhiều trong năm vừa qua nhưng sự phát triển vẫn còn khá khiêm tốn. Dù vậy, có thể thấy biên độ tuổi lập nghiệp ngày càng mở rộng và ngành nghề lập nghiệp mỗi ngày một đa dạng hơn.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm về khởi nghiệp, ông Nguyễn Thu Phong - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng Nhà Vui cho rằng: Việc khao khát khởi nghiệp và sự làm chủ doanh nghiệp riêng của mình là ước mơ hết sức chính đáng của giới trẻ. Tuy nhiên, việc chọn lựa cách thức và con đường đạt tới ước mơ của mình không sẵn có, trải ra trước mặt chúng ta.


Cũng không có doanh nhân thành đạt nào có những lời khuyên giúp ích được ngay. Điểm mấu chốt đối với người khởi nghiệp là tìm hiểu cặn kẽ về chính bản thân, năng lực, sở trường và hoàn cảnh hiện tại của mình. “Hãy tích cóp các kiến thức từ các môi trường chuyên nghiệp ngay từ khi còn là một nhân viên cấp thấp, trải nghiệp qua một vài vị trí quản lý.


Khi bạn đủ nội lực, tự khắc bạn sẽ thấy mọi việc trở lên sáng sủa và khởi sự với nhiều thuận lợi hơn”, ông Phong đưa ra lời khuyên.


Bên cạnh nội dung tọa đàm Khởi nghiệp từ góc nhìn doanh nhân, hội thảo còn là nơi các ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo từ cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp Startup Wheel 2014 do BSSC và YBA tổ chức tham gia tranh tài, để nhận được giải thưởng phụ “niềm tin khởi nghiệp” của cuộc thi do hội đồng ban giám khảo bình chọn.


Theo N.Thành/báo Diễn đàn doanh nghiệp







%3Cbr%3E%C4%90%C4%83ng%20k%C3%BD:%20%3Ca%20href=">Bài đăng

Doanh nghiệp phương Tây bị phân biệt đối xử ở Trung Quốc - VNExpress

@ nguontinviet.com

Các công ty châu Âu đang tố cáo Trung Quốc sử dụng "biện pháp đe dọa" trong chiến dịch chống độc quyền để gài bẫy họ và làm lợi cho doanh nghiệp địa phương.



Lời phàn nàn công khai hiếm hoi này được đưa ra sau khi nhiều hãng xe ngoại, trong đó có Mercedes Benz, Audi và Chrysler cho biết đang bị giới chức Trung Quốc điều tra chống độc quyền. Việc này có thể khiến họ bị phạt 10% doanh thu hàng năm tại thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.


Trong một số trường hợp, chỉ các công ty phương Tây làm việc trong liên doanh với đối tác Trung Quốc là bị nêu tên trong cuộc điều tra. Một số đã phải thay đổi chính sách giá, nhằm xoa dịu giới chức và dập tắt lời phàn nàn của giới truyền thông rằng hãng xe ngoại bán đắt cho khách hàng Trung Quốc.


Mercedes phải giảm trung bình 15% giá bán các phụ tùng xe, CNN cho biết. Chrysler giảm 20% giá phụ tùng và hơn 10.000 USD giá dòng xe Jeep Grand Cherokee SRT8.











audi-9403-1408075811.jpg

Audi đang bị điều tra chống độc quyền tại Trung Quốc. Ảnh: Car Advice



Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc cho biết họ đã nghe thấy nhiều chuyện như thế này từ các ngành công nghiệp khác nhau, rằng "các biện pháp đe dọa bằng chính sách được áp dụng để ép các công ty chấp nhận bị phạt mà không thông qua xét xử".


Cơ quan này đại diện cho 1.800 công ty đang hoạt động tại Trung Quốc. Họ cho biết doanh nghiệp châu Âu đang ngày càng lo ngại công ty nước ngoài bị phân biệt đối xử tại đây. “Luật cạnh tranh không nên được sử dụng để làm công cụ chính sách gây hại đến các công ty khác, hoặc để phục vụ cho mục đích nào đó”, cơ quan này cho biết.


Cuộc điều tra hiện tại được thực hiện theo luật chống độc quyền của Trung Quốc, có hiệu lực từ năm 2008. Luật này áp dụng với tất cả công ty đang hoạt động tại đây, kể cả doanh nghiệp nhà nước.


Xe không phải là lĩnh vực duy nhất bị điều tra. Trước đó, các hãng dược phẩm và sữa nước ngoài cũng từng là mục tiêu của chiến dịch này.


Giới chức Trung Quốc tháng trước cũng tuyên bố đang điều tra Microsoft. Nước này cho rằng đại gia phần mềm Mỹ không công bố đầy đủ thông tin liên quan đến hệ điều hành Windows và phần mềm văn phòng Microsoft Office.


Tháng 11 năm ngoái, hãng sản xuất chip số một thế giới - Qualcomm cũng bị điều tra tương tự. Việc này diễn ra đúng thời điểm họ chuẩn bị ra mắt dịch vụ 4G. Do đó, giới quan sát ngờ vực động thái này nhằm giúp các công ty Trung Quốc có lợi thế khi đàm phán giá với Qualcomm. Hãng sau đó cho biết cuộc điều tra đã khiến doanh thu năm 2013 của mình sụt giảm.


Hà Thu





Đăng ký: Bài đăng

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Viết lại “giấy chứng nhận sức khỏe” cho ngân hàng - VnEconomy

@ nguontinviet.com

Bán lại nợ xấu, tổ chức tín dụng có cơ hội “làm sạch” chính mình


Đầu tuần này, phó tổng giám đốc một ngân hàng lớn ở phía Nam ra Hà Nội công tác. Hỏi chuyện tình hình nợ xấu, ông hỏi lại: “Bạn muốn con số nào?”.

Lâu nay thị trường vẫn quen với hai con số: một là, nợ xấu theo tỷ lệ các tổ chức tín dụng báo cáo; hai là, tỷ lệ qua kênh giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước.


Nhưng, cập nhật hơn, vị phó tổng trên chia theo những hướng khác nhau: “Nếu nói nợ xấu phân loại theo Quyết định 493 như trước đây thì con số này. Nếu nói thực hiện có cả Quyết định 780 cho cơ cấu lại nợ và không chuyển nhóm thì là số kia. Nếu nói thực hiện theo Thông tư 02 thì lại là số khác… Cho nên người ta nói theo loại nào thì có mức độ nợ xấu theo loại đó thôi”.


Ngày 1/10, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) ký hợp đồng mua lại 1.723 tỷ đồng nợ xấu từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank). VAMC chính thức có mặt trong hoạt động ngân hàng, bắt đầu có sự ảnh hưởng.


Dĩ nhiên, theo cơ chế, các ngân hàng bán nợ xấu cho VAMC sẽ có ngay trái phiếu đặc biệt, có thể tái tạo tới 70% nguồn vốn từng bị kẹt cứng để sử dụng qua kênh tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tái cấp vốn dự kiến sẽ rất thấp. Lợi ích là rõ ràng.


Ngoài ra, cũng theo quy định, mỗi năm ngân hàng phải trích lập dự phòng tối thiểu 20% khoản nợ xấu đã bán. Chi phí này có thể sẽ được hoàn nhập nếu khoản nợ xấu đó thu hồi được hoặc bán được tài sản thế chấp với giá trị đáng kể…


Với doanh nghiệp, nợ xấu tại ngân hàng đã được bán, họ có cơ hội để trở lại vay vốn tiếp nếu có phương án sản xuất kinh doanh tốt, bởi không bị hạn chế điều kiện hay ngân hàng e ngại phải trích lập thêm dự phòng như trước. Lợi ích ở đây cũng mở rộng.


Nhưng có một điểm kỹ thuật đáng quan tâm. Sau khi bán nợ xấu cho VAMC, qua một đêm, ngân hàng tỉnh dậy với một thể trạng khác và dường như khỏe hơn trước. Hay nói cách khác, VAMC đang viết lại “giấy chứng nhận sức khỏe” cho những nhà băng bán lại nợ xấu cho mình.


Tại buổi tiếp xúc báo chí chiều 1/10, trả lời VnEconomy, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch Hội đồng Thành viên VAMC, cũng khẳng định: khi bán lại nợ xấu, tổ chức tín dụng có cơ hội “làm sạch” chính mình, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống, các hệ số an toàn tăng lên, hạn mức tín nhiệm hay vị thế trên thị trường cũng sẽ cải thiện.


Đơn cử như qua hợp đồng bán ngày 1/10, Agribank đã giảm được 7,56% tổng nợ xấu của toàn hệ thống. Mỗi hợp đồng mà VAMC ký sắp tới sẽ có ảnh hưởng đến các tỷ lệ an toàn trong hoạt động, hay sức khỏe của mỗi ngân hàng liên quan.


Như trên, tỷ lệ nợ xấu lập tức giảm đi, quy mô tổng dư nợ cũng giảm đi, hệ số an toàn vốn (CAR) sẽ tăng lên, tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) sẽ bớt gây áp lực tới thanh khoản… Nói chung, ngân hàng đó khỏe lên nếu nhìn vào thay đổi số học theo những chỉ số cơ bản này.


Nhưng như vậy có thực chất không? Bởi về trực quan, nợ xấu vẫn còn đó, nó không mất đi, mà chỉ chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, hoặc ngân hàng được giãn ra trích lập dự phòng trong vòng 5 năm, mà không còn phản ánh ở các tỷ lệ an toàn trong hoạt động như trước nữa. Như thực tế đang thực hiện Quyết định 780, có những khoản lẽ ra là nợ xấu nhưng được cơ cấu lại mà không chuyển nhóm, không thể hiện rõ ở “giấy chứng nhận sức khỏe” mà các ngân hàng công bố.


Trả lời câu hỏi trên, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, thời gian qua cũng đã có người đặt vấn đề việc xử lý của VAMC có phải là một sự sang ngang không.


“Hoàn toàn không phải như vậy! Tôi xin nhắc lại sau mua lại nợ, VAMC và tổ chức tín dụng phối hợp cơ cấu lại khoản nợ đó. Còn trước đây tổ chức tín dụng một mình tự thân vận động”, ông Hùng nói.


Ở một điểm kỹ thuật khác cũng đáng được chú ý. Sau khi bán, nợ xấu được đưa ra ngoại bảng, tổng dư nợ sẽ giảm đi tương ứng. Dự kiến từ nay đến cuối năm VAMC sẽ mua tối thiểu 30.000 tỷ đồng nợ xấu (riêng trong tháng 10 này là 10.000 tỷ đồng), tức tổng dư nợ của toàn hệ thống sẽ giảm đi gần 1%.


Tình huống đặt ra là, theo thông cáo về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2013, đến ngày 20/9 tốc độ tăng dư nợ tín dụng khoảng 6,05% so với tháng 12/2012. Nếu giảm gần 1% như trên thì mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% cho cả năm nay sẽ càng thêm khó.





Đăng ký: Bài đăng

KInh Doanh

  • - VN-Index: 1.050,3 điểm (-0,5%) - HNX-Index: 211,2 điểm (-0,8%) - UPCoM-Index: 72,5 điểm (-0,3%) *Nhận định* Thị trường chứng khoán Việt Nam...
  • Mới đây, theo truyền thông đưa tin, Kilo - một startup hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử B2B (Business to Business) tại Việt Nam đã ngừng ho...
  • Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,7% trong năm 2023 và sẽ hồi phục lên 5,4% và 6% trong năm 2024-2025. Tuy n...
  • *Một người đàn ông Ấn Độ được truyền thông Ấn Độ mệnh danh là 'người ăn xin giàu nhất thế giới' vì sở hữu số tài sản trị giá hơn 1 triệu USD nhờ nghề ăn...
  • Bạn sẽ bị loại nho có hình dáng độc đáo này gây ấn tượng ngay từ lần đầu trông thấy chúng 🍇🍇 🍇🍇🍇Vẻ ngoài kì lạ như những ngón tay 🖐🖐🖐cùng hương v...
  • Thu giá?
  • Hạt giống cây lạc tiên hoa tía - Passiflora incarnata http://ift.tt/1L6Znff via Tumblr http://ift.tt/1N7VhnK
  • Hình ảnh những tài tử Hollywood cá tính và quyến rũ trong bộ đồ da, cưỡi moto phân khối lớn đã trở thành biểu tượng cho sự sành điệu. Nét cá tính, bụi bặm...
  • My Corner Office là một nền tảng mạng xã hội sẽ sớm xuất hiện, nơi mà những công ty có thể sử dụng để tham gia, động viên và khen thưởng các nhân viên của ...

Search