#nguontinviet

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Microsoft tung quảng cáo đầu tiên về Lumia 530 - Zing News

@ nguontinviet.com



Đến 1/8, Lumia 530 mới được ra mắt chính thức tại Việt Nam, nhưng quảng cáo thương mại cho model giá rẻ này đã bắt đầu xuất hiện tại nhiều quốc gia.



Xem thêm nội dung bài


;

Microsoft tung quảng cáo đầu tiên về Lumia 530




Đăng ký: Bài đăng

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Thực trạng áp dụng 5S tại doanh nghiệp Việt Nam - Chất Lượng Việt Nam VietQ

@ nguontinviet.com


5S là 5 chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Nhật: “SERI”, “SEITION”, “SEISO”, “SEIKETSU” và “SHITSUKE”, tạm dịch sang tiếng việt là: “Sàng lọc”, “Sắp xếp”, “Sạch sẽ”, “Săn sóc” và “Sẵn sàng”, mỗi S tương ứng với mỗi bước triển khai áp dụng.



Nhiều doanh nghiệp đang triển khai thiếu đồng bộ




Xuất phát từ quan điểm, nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện lợi, thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất làm việc sẽ cao hơn, tạo điều kiện cho việc phát huy tính sáng tạo của nhân viên và một văn hóa cải tiến liên tục tại doanh nghiệp đem lại niềm tin cho khách hàng.


5S rất dễ hiểu nhầm, nó như những cạm bẫy làm cho doanh nghiệp khó áp dụng và duy trì thành công chương trình, thông thường 5S hay bị xem như là một phương pháp luận cho công việc giữ vệ sinh nhà xưởng, song việc này hoàn toàn không chính xác vì việc tổ chức một nơi làm việc có tổ chức hơn hẳn viện việc lau chùi quét dọn và giữ vệ sinh. Để làm rõ điều này chúng ta bắt đầu tìm hiểu về lịch sử hình thành phương pháp 5S.


Cũng như rất nhiều các phương pháp và công cụ khác, 5S hình thành với quá trình phát triển của các hệ thống quản lý sản xuất trên thế giới. Bỏ qua giai đoạn trước thế chiến thứ II chính là sự kế thừa và phát triển hệ thống sản xuất làm thay đổi thế giới của người Nhật (Hệ thống sản xuất TOYOTA). Người sáng lập Toyota, Sakichi Toyoda và kỹ sư Taiichi Ohno đã phát triển thành công hệ thống sản xuất Toyota gọi tắt là (TPS: Toyota production system), được xem như một triết lý luôn loại bỏ/giảm thiểu các hoạt động/thao tác gây ra lãng phí và bất hợp lý trong các quá trình sàn xuất/kinh doanh nhằm rút ngắn thời gian từ khi khách hàng đặt hàng cho đến khi khách hàng nhật được hàng với chi phí thấp nhất và chất lượng cao nhất. Đó chính là nền tảng cho sự phát triển ngành ô tô khổng lồ của Nhật Bản ngày hôm nay.


Trong một chuyến thăm đến Mỹ, các lãnh đạo Toyota đặc biệt là Taiichi Ohno (người được coi như là cha đẻ của TPS) khảo sát và nghiên cứu các dây chuyền lắp ráp tại Ford, trong khi thừa nhận tầm cỡ to lớn của các day chuyền và nhà máy sản xuất, nhưn họ cũng rất thất vọng bởi sự lãng phí máy móc/thiết bị, con người, phương pháp, nguyên vật liệu (4M: Man, Machine, Method, Material) đặc biệt là liên tưởng đến sự khan hiếm nguyên vật liệu tại Nhật. Mặc dù nó là một dây chuyền lắp ráp, nhưng trong thực tế quan sát được đã có rất nhiều sự chờ đợi, chờ người, chờ máy móc/thiết bị, chờ nguyên vật liệu, công đoạn này chờ công đoạn khác, trong khi thành phẩm và bán thành phẩm thì chất đống vì sai hõng và sản xuất dư thừa. Tòan bộ nơi làm việc vô tổ chức và mất khả năng kiểm sóat. Với các xe nâng di chuyển hàng núi vật liệu ở khắp nơi, nhà máy trông giống như nhà kho nhiều hơn.


Trong chuyến thăn này các lãnh đạo Toyoda cũng đến thăm siêu thị Piggly Wiggly và đã rất ấn tượng với hệ thống của siêu thị về sắp xếp lại và cất lại xe khi khách hàng mua xong, bên cạnh lượng hàng hóa trên kệ được bổ sung chính xác bằng số khách hàng vừa lấy đi, nghĩa là việc sản xuất hòan tòan phù hợp số lượng vừa tiêu thụ. Đây là cơ sở cho những gì bây giờ được gọi là “JIT: just In Time/ Vừa đúng lúc” được xem như hệ thống không kho (hệ thống kéo/ Pull system).


Kế thừa bài học của Henry Ford cộng với việc nhìn thấy “hệ thống kéo: Pull System” tại siêu thị ở Mỹ và Toyota cũng trân trọng áp dụng bài giảng về chất lượng của W.Edwards Deming (sư tổ của quản lý chất lượng hiện đại) liên tục đáp ứng vượt qua yêu mọi sự mong đợi của khách hàng là nhiệm vụ của tổ chức. Tất cả đã tạo nên Hệ thống sản xuất Toyota.


Để đạt được điều này ở Toyota, họ giảm lượng tồn kho đến mức thấp nhất có thể, nhằm đảm bảo và duy trì cho quá trình sản xuất được tiếp tục gọi là tồn kho an toàn. Đối với lượng tồn kho àn toàn này họ sẽ tiêu chuẩn hóa rất cụ thể và được sắp xếp gọn gàng rõ ràng theo nguyên tắc (FIFO: First In First Out/ Vào trước ra trước). Đây là điểm thực sự bắt đầu của lịch sử 5S.


Khái niệm 5S đã nổi lên như là công cụ quan trọng nhất của hệ thống Lean (tạm dịch là Tinh gọn/tinh giản) được áp dụng cho hầu như tất cả các ngành công nghiệp, bao gồm khoa học và đời sống, bởi vì nó được cho là nền tảng cơ bản nhất cho việc triển khai áp dụng các công cụ và phương pháp cải tiến tiên tiến hiện đại khác. Với 5S, tình trạng không ổn định và các lãng phí/bất hợp lý bị phơi bày và hiện ra sớm hơn, nó giúp chúng ta nhanh chóng có các hành động hiệu quả và giải quyết nhanh các vấn đề đang phát sinh.


Ở Việt Nam đã từ rất lâu, có rất nhiều các chương trình đào tạo- huấn luyện và hướng dẫn triển khai 5S, kèm theo là các chương trình hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành và đơn vị sự nghiệp nhà nước cho doanh nghiệp song trong thực tế còn rất nhiều các kho khăn để áp dụng thành công 5S và đặc biệt là làm sao để 5S mang lại hiệu quả cao, bên cạnh đó là phải duy trì được hoạt động một cách lâu dài và hoàn toàn tự nguyện, làm sao để 5S phải được ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thành viên trong tổ chức, từ bảo vệ, tiếp tân, các phòng ban chức năng văn phòng/ nhà xưởng/ kho bãi và lãnh đạo doanh nghiệp rồi ngay cả khách hàng và nhà cung ứng. . .


Chúng ta nên bắt đầu với nhận thức khác hơn về 5S, triết lý của 5S phải gắn liền với triết lý của hệ thống sản xuất tinh gọn/tinh giản là loại bỏ lãng phí và bất hợp lý trong tất cả các quá trình, và là nền tảng của một văn hóa cải tiến liên tục tại doanh nghiệp, khi triển khai 5S nên gắn liền với các công cụ hỗ trợ để 5S thành công như hệ thống quản lý hiển thị và kiểm soát trực quan, khi triền tải 5S không thể nào truyền tải một cách cứng nhắc, nếu chúng ta cứ rập khuôn và sử dụng giống với văn hóa luôn chia sẻ, luôn sẵn sàng làm việc nhóm với tính nguyên tắc và luôn tuân thủ các quy định của người Nhật mà áp vào văn hóa doanh nghiệp Việt Nam thì khởi đầu sẽ rất gian nan. Vì thế chúng ta nên tạo ra một môi trường riêng một phong cách riêng tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp đặc biệt làm sao để luôn nhận được sự động viên khích lệ từ lãnh đạo cấp cao, bên cạnh đó cũng nên có các chế tài cụ thể cho việc hời hợt không tuân thủ.


Một lợi ích khác, thường bị bỏ qua khi triển khai 5S là “Chuẩn hóa” và “Duy trì” tương ứng với S4 và S5 nó bắt buộc các tổ chức áp dụng các nguyên tắc của công việc được chuẩn hóa và kèm theo là mức độ kỷ luật và tính tuân thủ cao để thực hiện 5S thành công. Song hầu hết các tiêu chuẩn thao tác/làm việc tại các doanh nghiệp vẫn chưa được chuẩn hóa hoặc là chuẩn hóa chưa đầy đủ. Vì vậy 5S và tiêu chuẩn hóa công việc/thao tác không thể nào tách rời, tiêu chuẩn hóa là sản phẩm của quá trình thực hiện 5S.


Trong khi 5S chắc chắn áp dụng rất tốt trong các môi trường sản xuất, điều quan trọng cần lưu ý là nó được áp dụng tốt như nhau trong các bộ phận khác của doanh nghiệp, từ thiết kế phát triển, văn phòng, kinh doanh . . . Nhưng trong thực tế các doạnh nghiệp khi áp dụng lại không mang tính hệ thống và đồng bộ, điều này cũng có thể tạo ra sự mất cân đối trong việc áp dụng 5S thành công. Vì vậy, với việc áp dụng trên diện rộng doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi ích hơn với 5S.


Như đã đề cấp phía trên, điều tối quan trong là lãnh đạo và quản lý cấp cao của doanh nghiệp phải giao tiếp và truyền tải liên tục hàng tuần hàng tháng hàng quý về 5S nhằm củng cố và kết nối 5S với các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Xem 5S như cách tạo ra động lực để làm việc với các chủ để cải tiến cụ thể cho mỗi thời đoạn để có được một môi trường sản xuất/kinh doanh bền vững và lâu dài. Ngoài ra, thành công của 5S được dựa trên việc thay đổi hành vi/thói quen của mỗi thành viên trong tổ chức.


Văn Khoa




Nên đọc






Đăng ký: Bài đăng

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Bùng nổ ngân hàng trực tuyến - Lao động

@ nguontinviet.com

Chương trình ngân hàng trực tuyến của VietinBank.


Cho đến nay, dịch vụ ngân hàng điện tử (NHĐT) Internet Banking của VietinBank có thể giúp khách hàng DN chuyển khoản tới bất kỳ NH nào tại Việt Nam, chuyển khoản theo lô, đặt lệnh chuyển tiền, thanh toán lương, thu hộ, chi hộ, nộp thuế nội địa, nộp thuế hải quan, điều chuyển vốn tự động, quản lý dòng tiền lưu chuyển nội bộ và quản lý báo cáo chuyên thu một cách tiện lợi và nhanh chóng, an toàn, mọi nơi mọi lúc. Dịch vụ hiện thu hút tới 20.000 khách hàng trên cả nước tham gia sử dụng với tổng trị giá giao dịch trung bình đạt 15.000 tỷ đồng/tháng.

Nối tiếp xu hướng phát triển bùng nổ của dịch vụ này, từ nay đến ngày 6/10/2014, VietinBank triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm dành cho khách hàng DN sử dụng dịch vụ Internet Banking. Tất cả khách hàng DN đăng ký sử dụng mới dịch vụ Internet Banking và thực hiện giao dịch chuyển khoản trên Internet Banking trong thời gian diễn ra chương trình sẽ nhận được đồng thời những ưu đãi lớn nhất trong năm, gồm gồm miễn phí đăng ký sử dụng dịch vụ và miễn phí duy trì dịch vụ 12 tháng kể từ ngày đăng ký. Đặc biệt, 200 khách hàng đầu tiên có tổng giá trị chuyển khoản đạt từ 1 tỷ đồng trở lên trong thời gian chương trình được tặng ngay 1 triệu đồng và VietinBank sẽ thực hiện chuyển thưởng trực tiếp vào tài khoản khách hàng.


Với sự phát triển mạnh của kênh trực tuyến, đến hết tháng 5/2014, tổng số lượng giao dịch tài chính qua kênh NHĐT của VietinBank đạt hơn 2,2 triệu giao dịch, tăng 383% so với cùng kỳ năm trước. Các sản phẩm dịch vụ NHĐT đều có được mức tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó có dịch vụ VietinBank iPay được đánh giá là thế mạnh trong hệ thống sản phẩm NHĐT dành cho khách hàng cá nhân. Năm 2014, dịch vụ này phát triển thêm một số chức năng mới, đặc biệt VietinBank cũng tiến hành kết nối cùng nhiều đối tác, mở rộng thanh toán hóa đơn đa dịch vụ qua đó thu hút hàng trăm ngàn khách hàng đăng ký sử dụng.


Bên cạnh những kết quả khả quan về phát triển số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ iPay, sự phát triển theo chiều hướng tích cực của các sản phẩm dịch vụ NHĐT cũng đạt được hiệu quả kinh doanh ấn tượng: Tổng số lượng giao dịch tài chính qua các kênh của NHĐT đạt hơn 2,2 triệu lượt giao dịch, tăng 383% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó tỷ trọng của nhóm khách hàng cá nhân đạt 96%. Tổng giá trị giao dịch đạt 76.600 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng nhóm khách hàng DN là 88%, khách hàng cá nhân 12%, tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm trước.


Với những nỗ lực không ngừng, từ cuối năm 2013, VietinBank chính thức ra mắt với khách hàng yêu thích công nghệ, đam mê các trải nghiệm khám phá trên các dịch vụ ngân hàng hiện đại ứng dụng iPay trên thiết bị di động thông minh (smartphone). Ngay từ đầu năm 2014, dịch vụ NHĐT của VietinBank cũng chú trọng hoạt động xúc tiến bán hàng như chương trình “Giao dịch iPay nhân 3 cơ hội trúng thưởng” thu hút hàng trăm nghìn lượt khách hàng tham gia. Lấy ý tưởng từ giá trị cốt lõi của một NH vì sự phát triển cộng đồng và xã hội, VietinBank tiếp tục kết nối với các quỹ từ thiện, quỹ bảo trợ xã hội để triển khai chức năng từ thiện trực tuyến trên kênh NHĐT.





Đăng ký: Bài đăng

Lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ: 'Kinh tế đang tăng trưởng' - VOA Tiếng Việt

@ nguontinviet.com


Một cuộc khảo sát của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chủ chốt của Mỹ cho biết doanh số và tình hình tuyển dụng tăng trong tháng Tư, tháng Năm và tháng Sáu, sau khi nền kinh tế suy giảm vào đầu năm nay.


Hiệp hội Quốc gia về Kinh tế Kinh quy tụ các chuyên gia kinh tế làm việc tại các công ty khắp toàn quốc.


Hầu hết người được hỏi cho biết doanh số tăng trong quý hai và thêm nhiều người nói tình hình việc làm cũng mở rộng.


Nhà phân tích khảo sát Ken Simonson cho biết những kinh tế gia đồng nghiệp của ông cho rằng triển vọng kinh tế nhìn chung đang cải thiện.


Đồng thời, tỷ suất lợi nhuận tăng ở ít công ty hơn và chi phí tiền lương và những khoản tăng giá xuất hiện phổ biến hơn so với những nghiên cứu hàng quý trước đó.





Đăng ký: Bài đăng

Quảng cáo thời trang khiêu dâm bị chỉ trích - VietNamNet

@ nguontinviet.com

Các chiến dịch quảng cáo dễ gây hiểu lầm của American Apparel năm 2010 và 2007, Marc Jacobs năm 2008.... bị mổ xẻ và chế lại ảnh.

Điều gì sẽ xảy ra khi hình ảnh người mẫu nữ trong hầu hết các quảng cáo thời trang được thay thế bằng người mẫu nam? Hai cây viết Holly Eagleson và Lauren Wade đã đưa ra ý tưởng này để phản ánh lại một thực trạng nhức nhối trong làng thời trang, đó là hình ảnh khiêu dâm của phụ nữ trở thành "mồi câu khách" trong các chiến dịch quảng cáo.











quảng cáo, thời trang khiêu dâm

Quảng cáo gây tranh cãi của Sisley.



Sẽ thế nào nếu quảng cáo thời trang lạm dụng đàn ông theo cách đáng sợ như họ vẫn thường đối xử với phụ nữ?" - Đó là tên của bài viết của hai tác giả Holly Eagleson và Lauren Wade được đăng tải trên tạp chí Takepart. Quan điểm của họ đang nhận được rất nhiều sự đồng thuận từ phía bạn đọc. Từ hình một cô gái kẹp nước hoa vào giữa ngực trong quảng cáo của Tom Ford cho tới quảng cáo có ảnh người mẫu nữ bị bức hại của Sisley đều bị hai tác giả đem ra chế giễu và phê phán trong bài viết trên tạp chí Takepart. Họ thay thế tất cả nhân vật chính trong các quảng cáo từ phụ nữ thành đàn ông.


Ngoài Tom Ford và Sisley thì các chiến dịch quảng cáo dễ gây hiểu lầm của American Apparel năm 2010 và 2007, Marc Jacobs năm 2008.... cũng bị mổ xẻ và chế lại ảnh trong bài viết của Holly Eagleson và Lauren Wade.


quảng cáo, thời trang khiêu dâm


"Các nhãn hàng đặt người mẫu nữ trong các tư thế khiêu khích. Gương mặt của họ trông như thể bị lạm dụng hoặc say rượu. Những hình ảnh này đáng sợ như quái vật ăn thịt người vậy" - Hai cây viết bày tỏ sự bất bình trong cuộc phỏng vấn với HufPost.


Hai tác giả kết luận: "Tư tưởng đồ trụy của những người như Terry Richardson (nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh thời trang nhạy cảm) và Dov Charney (cựu CEO của thương hiệu có nhiều chiến dịch quảng cáo gây sốc) đã tràn ngập ngành công nghiệp quảng cáo thời trang trong suốt hai thập kỷ qua!".


Một số quảng cáo khác bị chê nặng tính sex và được chế bằng hình ảnh mẫu nam:


(Theo Zing)





Đăng ký: Bài đăng

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Những thói xấu của doanh nhân Trung Quốc - Dân Trí

@


Thứ Ba, 15/07/2014 - 10:50


.


Những thói xấu của doanh nhân Trung Quốc


Nhiều doanh nhân, lao động Trung Quốc ở châu Phi bị tố làm ăn gian dối, bừa bãi, vi phạm pháp luật (ảnh minh họa). Ảnh: SCMP










Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA :

* Trực thăng Campuchia rơi: Phó tư lệnh không quân tử nạn





%3Cbr%3E%C4%90%C4%83ng%20k%C3%BD:%20%3Ca%20href=">Bài đăng

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Mỹ khởi tố doanh nhân Trung Quốc tội tấn công mạng - Dân Trí

@

Mỹ ngày càng e ngại trước các cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc


Nghi phạm Su Bin, bị bắt tại Canada hồi tháng trước, bị cáo buộc bắt tay cùng 2 nghi phạm khác để đột nhập và đánh cắp dữ liệu về các dự án quân sự của Mỹ, trước khi bán về Trung Quốc.


Các công tố viên cho biết Su đã nhắm tới các thông tin về chiến đấu cơ, máy bay vận tải quân sự và vũ khí.


Một bản báo cáo năm 2013 của Mỹ xem gián điệp công nghiệp từ Trung Quốc là mối đe dọa ngày càng lớn.


Hiện chưa có cáo buộc cụ thể nào về sự liên quan của chính phủ Trung Quốc trong vụ án của Su Bin, nhưng Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc đánh cắp một cách có hệ thống các dữ liệu công nghệ cao của Mỹ để làm lợi cho mình.


Gần đây, Bộ tư pháp Mỹ đã khởi tố 5 sỹ quan quân đội Trung Quốc vì đã đột nhập vào các doanh nghiệp Mỹ. Dù vậy Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc này, và gọi đó là sự ngụy tạo.


Su được cho là điều hành một công ty công nghệ hàng không của Trung Quốc với một văn phòng tại Canada. Người này bị bắt hôm 28/6 khi đang tìm cách xin nhập quốc tịch Canada, giới chức Mỹ cho biết.


Họ nghi ngờ rằng Su và các đồng phạm đã cố gắng đánh cắp để bán các dữ liệu thu được cho các công ty quốc doanh Trung Quốc.


Bộ tư pháp Mỹ khẳng định “quan ngại sâu sắc về các vụ trộm cắp thông tin nhạy cảm qua mạng”.


“Chúng tôi đã không ngừng khẳng định rõ ràng rằng Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ chính phủ có được để tăng cường an ninh mạng và bài trừ tội phạm mạng”, người phát ngôn Marc Raimondi tuyên bố.


Về phần mình, hãng Boeing ra tuyên bố khẳng định đang hợp tác với chính quyền Mỹ để buộc “những cá nhân đã phạm tội gián điệp kinh tế, hoặc mua bán các bí mật thương mại chống lại các công ty Mỹ” phải chịu trách nhiệm.


Tuần tới, Su dự kiến phải hầu tòa để điều trần về khả năng được bảo lãnh tại ngoại.


Thanh Tùng

Theo BBC




%3Cbr%3E%C4%90%C4%83ng%20k%C3%BD:%20%3Ca%20href=">Bài đăng

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Những bóng mờ ở ngân hàng - VietNamNet

@ nguontinviet.com


Việc xét xử phúc thẩm hai vụ đại án Huyền Như và bầu Kiên còn chưa diễn ra, dư âm của phiên xử sơ thẩm còn chưa lắng xuống, lại có thông tin cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an gửi tống đạt, chuyển hồ sơ truy tố 27 bị cáo liên quan đến vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hàng ngàn tỉ đồng ở Công ty Thủy sản Phương Nam. Lần này có tới 25 bị cáo là cán bộ ngân hàng, từ ngân hàng quốc doanh, liên doanh đến ngân hàng cổ phần.





Bảy ngân hàng có chi nhánh ở Sóc Trăng và Bạc Liêu có “dính” đến vụ án bao gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Ngân hàng TMCP Liên Việt; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank); Ngân hàng TMCP An Bình; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank); Ngân hàng liên doanh Việt - Thái (Vinasiam).


Theo hồ sơ điều tra, bằng cách dùng hàng tồn kho thế chấp, nhưng cùng một số lượng hàng hóa luân chuyển giữa các ngân hàng, cộng thêm việc lập báo cáo tài chính khống (kết quả kinh doanh có lãi, doanh thu cao), Công ty Phương Nam đã dễ dàng vay của các tổ chức tín dụng số tiền hàng ngàn tỉ đồng. Sự việc này khiến người ta nhớ lại cách đây không lâu, một kho cà phê cũng được doanh nghiệp thế chấp ở nhiều ngân hàng để vay tiền. Chỉ đến khi nợ xấu hiện hình, sự việc vỡ lở, các ngân hàng mới tranh nhau nhận tài sản thế chấp là của mình.











ngân-hàng, xét-xử, vụ-án, huyền-như, bầu-kiên
Những vụ án đã và sẽ diễn ra đang làm xói mòn niềm tin của xã hội đối với ngành ngân hàng.

Thoạt nhìn câu chuyện của Công ty Phương Nam có những khía cạnh vô lý đến mức không ai tin được! Khi cho vay, theo các quy định về tín dụng cũng như quản lý rủi ro, các ngân hàng phải xuống tận nơi thẩm định tài sản thế chấp (nói như dân gian là “nhìn tận mắt, sờ tận tay”) để biết giá trị thật của nó, phải tìm hiểu về tình hình tài chính doanh nghiệp, xem xét kỹ báo cáo tài chính có kiểm toán... Ngoài ra, các ngân hàng còn phải làm việc với Trung tâm Thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước để xem lịch sử vay mượn của doanh nghiệp: họ đã từng vay (đang vay) ở đâu, vay bao nhiêu, đã trả nợ thế nào, thế chấp bằng gì...


Chưa kể bảy chi nhánh của bảy ngân hàng nằm trên cùng một địa bàn, họ nắm rõ các doanh nghiệp của tỉnh, nhất là trong lĩnh vực thủy sản - nông sản. Chẳng lẽ Công ty Phương Nam “tài giỏi” đến mức biến hóa báo cáo tài chính qua mặt được cả từng đó ngân hàng, hay một số tài sản cùng được cầm cố ở từng ấy ngân hàng? Trình độ thẩm định, tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp, đánh giá khả năng tài chính của cán bộ ngân hàng yếu đến mức như vậy sao?


Nếu vụ án chỉ liên quan đến những nhân viên tín dụng bình thường, thì hẳn tính chất của nó đã là nghiêm trọng vì công tác tuyển dụng, đào tạo của những ngân hàng nêu trên có vấn đề. Đằng này nó trầm trọng, vì liên quan đến cả những người ở vị trí cao như giám đốc, phó giám đốc chi nhánh một số ngân hàng, bởi vay số tiền lớn tới hàng trăm tỉ đồng thì nhân viên tín dụng không có quyền quyết định. Ở đây phải chăng cán bộ cấp cao của các chi nhánh ngân hàng cũng không đủ trình độ đánh giá khoản vay, đối tượng vay, đến mức để bị lừa?


Nếu đúng như vậy, quả là đáng báo động về trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế, cán bộ ngân hàng không kém cỏi về mặt nghiệp vụ. Cái yếu kém chính là phẩm chất đạo đức. Và dư luận có quyền đặt câu hỏi về tính trung thực, không vụ lợi, không có tiêu cực trong vụ án này. Vì sao có những doanh nghiệp phàn nàn họ không thể tiếp cận vốn ngân hàng với hàng loạt thủ tục rườm rà mà việc thực hiện chúng mất quá nhiều thời gian, công sức?


Nếu những thủ tục rườm rà mà ngân hàng cho rằng cần thiết để bảo vệ đồng tiền mà họ huy động của dân, thì liệu Công ty Phương Nam có vay được hàng ngàn tỉ đồng hết năm này qua năm khác, từ hết ngân hàng này đến ngân hàng kia? Sự xuống cấp, biến chất về phẩm chất, đạo đức của cán bộ đã vô hiệu hóa những quy định có tính phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Với sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng, những ba-ri-e tưởng chừng có đủ sức mạnh, đủ độ cứng rắn đã trở thành nát vụn trước sức công phá của sự thỏa hiệp giữa người vay và người cho vay để rút ruột ngân hàng.


Gần đây sự mất tiền của ngân hàng ngày càng trở nên phổ biến, tinh vi. Hàng ngày mở báo ra đọc, bật ti vi lên xem, lên mạng tìm thông tin, cứ vài ngày lại có tin cán bộ ngân hàng nào đó bị khởi tố, bị điều tra. Những bóng mờ tiêu cực ở ngân hàng đã không còn là hiện tượng lẻ loi. Giám đốc một ngân hàng địa phương nhận xét, không ai hiểu đường đi, ngóc ngách của đồng tiền trong ngân hàng bằng chính những người làm ở ngân hàng. Nếu không có “tay trong”, nếu những quy định pháp luật được tuân thủ chặt chẽ, tiền không bao giờ có thể “không cánh mà bay” khỏi ngân hàng được.


Năm 2010-2011 những người chủ của Công ty Phương Nam trốn ra nước ngoài. Năm sau đó, các ngân hàng liên quan đã cùng ngồi lại với những tài sản “còn sót lại” của đơn vị này, và ba ngân hàng đồng ý chuyển một phần nợ thành vốn góp. Công ty đang được tái cơ cấu với hy vọng sẽ làm ra lãi để trả nợ. Câu chuyện “nuôi nợ để đòi nợ” chưa thể kết thúc ngay được.


Những vụ án đã và sẽ diễn ra đang làm xói mòn niềm tin của xã hội đối với ngành ngân hàng. Hơn bao giờ hết, ngành ngân hàng cần một đợt chấn chỉnh toàn diện cả về bề rộng lẫn chiều sâu đạo đức cán bộ, phẩm chất nhân viên - những đợt chấn chỉnh không phải để tuyên truyền, mà đi vào thực tiễn. Cho đến khi lãnh đạo cơ quan quản lý nhận thức được điều đó, sự chuyển biến của lĩnh vực ngân hàng mới thực sự bắt đầu!


Theo TBKTSG













Đăng ký: Bài đăng

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Lão nông làm doanh nhân - Báo Điện tử Dân Việt

@ Tòa soạn: 13 Đường Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 84.4 38489820

Email:
toasoan@danviet.vn

Đường dây nóng: 09 03 21 88 77

Báo điện tử của báo Nông thôn Ngày nay

Tổng Biên tập LƯU QUANG ĐỊNH

Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà, Lê Minh Đức, Dương Đức Nguyện

Trưởng Ban Dân Việt: Đỗ Lê Thăng

Giấy phép số 345/GP-BTTTT cấp ngày 17/3/2009

và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 2032/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2011


%3Cbr%3E%C4%90%C4%83ng%20k%C3%BD:%20%3Ca%20href=">Bài đăng

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Thị trường dầu ăn: Màu mỡ nhưng không dễ ăn - Zing News




Ngày 25/7 tới đây, Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật VN - Vocarimex sẽ thực hiện IPO với việc đấu giá công khai 31,1% cổ phần lần đầu ra công chúng. Đây là đợt IPO dành được khá nhiều sự quan tâm vì Vocarimex đang nắm giữ các công ty con và liên kết với tổng thị phần trong ngành dầu ăn khoảng hơn 70%.


Cùng họ đọ nhau


Theo Euromonitor đánh giá, dầu ăn ước tính tăng khoảng 7% về sản lượng và khoảng 12% về giá trị trong năm 2013. Thị trường dầu ăn VN hiện có khá nhiều DN tham gia nhưng chỉ Cái Lân và Tường An là có thị phần đáng kể. Theo số liệu được Công ty chứng khoán HSC trích dẫn, hiện Cái Lân đứng đầu 37,3% thị phần, Tường An đứng thứ 2 với 22,8% thị phần.











Lợi nhuận sau thuế của Cái Lân và Tường An (ĐVT: tỷ đồng).
Lợi nhuận sau thuế của Cái Lân và Tường An (ĐVT: tỷ đồng).

Hiện Vocarimex nắm cổ phần chi phối (51%) đối với Dầu ăn Tường An, 27% cổ phần của Dầu thực vật Tân Bình (Nakydaco), 32% cổ phần của Dầu thực vật Cái Lân và 49% cổ phần của Golden Hope Nhà Bè.


Công bố trong tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên năm 2014 vừa được tổ chức vào ngày 26/4 vừa qua, kết quả đạt được năm 2013 của Công ty CP Dầu thực vật Tường An khá khả quan khi cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế (LNST) đều tăng lần lượt là 6,4% và 3,2% so với năm 2012.


Mặc dù nhận định năm 2014 vẫn còn khó khăn khi sức mua chưa được cải thiện nhiều, phân khúc sử dụng sản phẩm giá thấp vẫn chiếm phần lớn, nhưng kế hoạch năm 2014, Tường An vẫn đặt ra lộ trình đạt 150 ngàn tấn sản phẩm tiêu thụ, bằng 91% so với năm 2013, doanh thu đạt 4.100 tỷ đồng, bằng 95,5% và LNST đạt 50 tỷ đồng, bằng 76%.


Để thực hiện kế hoạch này, năm 2014, Tường An cũng lên kế hoạch triển khai thực hiện các hạng mục đầu tư tại nhà máy dầu Vinh, khai thác hiệu quả công suất ở các nhà máy, đặc biệt là nhà máy dầu Phú Mỹ.


Còn Vocarimex, năm 2013 doanh thu của công ty đạt 24.000 tỷ đồng, bình quân 3 năm (2011-2013) tăng 11,4%/năm. Kết quả này là nhờ công ty đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại với quy mô sản xuất dầu thực vật tinh luyện đạt gần 1 triệu tấn/năm, đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đến năm 2015.


Kế hoạch năm 2014, công ty sẽ đầu tư 600 tỷ đồng để bổ sung thêm thiết bị, máy móc cho các nhà máy hiện nay là Nhà máy Dầu thực vật Vocarimex, Dầu Hiệp Phước, Dầu Quảng Ninh nhằm khai thác tối đa công suất của các nhà máy này. Đến cuối năm 2014, tổng công suất tinh luyện đạt 1,1 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó, Vocarimex xây dựng nhà máy tại khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa với công suất 495.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng.


Dư địa tăng trưởng cao, tỷ suất lợi nhuận thấp


Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mức tiêu thụ dầu ăn bình quân để đảm bảo sức khỏe là 13,5kg/người/năm, trong khi đó, ở VN con số này mới chỉ mới đạt 7kg/người/năm, dư địa tăng trưởng còn rất lớn. Euromonitor ước tính, tiêu thụ dầu thực vật trên đầu người tại VN năm 2015 được dự báo sẽ tăng lên mức 14,5kg/người/năm. Nghĩa là dư địa tăng trưởng còn rất lớn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tỷ suất lợi nhuận của ngành này không cao so với các ngành sản xuất thực phẩm nói chung. Đơn cử, tỷ suất lợi nhuận gộp của Tường An và Nakydaco năm 2013 lần lượt là 9,7% và 5,8% so với con số bình quân 23,4 % của ngành sản xuất thực phẩm nói chung. Riêng Vocarimex, tỷ suất lợi nhuận gộp chỉ xoay quanh 3,2 -3,5%.


Nguyên nhân chính được cho là do biến động giá của nguồn nguyên liệu nhập khẩu, bên cạnh lý do vì doanh thu ngành dầu rất bấp bênh do cạnh tranh gay gắt, mức tiêu thụ dầu ăn lại giảm xuống do xu hướng người tiêu dùng hạn chế đồ chiên.



Cầm trên tay con rắn cạp nia, Thanh dứ dứ về phía tôi rồi dọa: “Chơi mấy loại rắn này nếu bị cắn thì chôn luôn, khỏi cấp cứu tốn xăng”.


Sự cố kỹ thuật, sai lầm của con người, sự ngu dốt có thể là những nguyên nhân khiến chiến tranh hạt nhân bùng nổ.


Ngôi sao người Bồ Đào Nha cho đăng tải bức ảnh chụp cùng bạn gái siêu mẫu Irina Shayk bên một chiếc trực thăng. Đây là phương tiên được cặp đôi này sử dụng trong kỳ nghỉ hè.


Tài chính, ngân hàng không còn "hút" sinh viên - Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

@ nguontinviet.com



Đăng ký: Bài đăng





Tài chính, ngân hàng không còn "hút" sinh viên



Hồng Phúc











Một phiên đấu thầu chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). (Ảnh: HNX cung cấp)

(TBKTSG Online) - Số sinh viên đăng ký theo học ngành ngân hàng, chứng khoán tại một số trường đại học lớn đã giảm khoảng 20% sau khi thị trường tài chính, ngân hàng gặp khó khăn.


Trao đổi với phóng viên, ông Trần Hoàng Ngân - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, một trong hai đơn vị đào tạo nhiều nhân lực ngành tài chính ngân hàng cho khu vực phía Nam cho biết, giai đoạn 2005-2010, chỉ tiêu tuyển sinh của khoa ngân hàng trên 500 sinh viên/năm (chưa tính số sinh viên đào tạo sau đại học), sau năm 2010 giảm còn 400, nay thì vào khoảng 350 sinh viên/năm.

Số sinh viên đăng ký học ngành tài chính ngân hàng, bao gồm phân ngành chứng khoán giảm khoảng 20% so với thời điểm đỉnh cao của khoa ngân hàng và cũng là thời điểm rực rỡ của thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán. Nay, trước sự khủng hoảng và khó khăn của thị trường, các học sinh sợ ra trường không xin được việc làm nên số lượng đăng ký giảm đi, bản thân nhà trường cũng linh hoạt giảm chỉ tiêu tuyển sinh của khoa xuống cho phù hợp thực tế.

Ông Trần Hoàng Ngân cũng cho biết số lượng sinh viên du học nước ngoài theo chuyên ngành tài chính, ngân hàng như ông biết cũng giảm trong vài năm gần đây.

Ở trường Đại học Kinh tế TPCHM, những năm 2006-2009, khoa ngân hàng luôn đòi hỏi điểm cao nhất với các sinh viên đã qua giai đoạn I. Có nhiều thời điểm, số sinh viên đăng ký theo học ngành ngân hàng, chứng khoán gấp 2 lần số chỉ tiêu tuyển sinh của khoa.

Ở bộ môn chứng khoán, số thí sinh theo học nay còn một nửa so với thời điểm thị trường chứng khoán cũng như ngành chứng khoán "nóng" nhất (2007-2008).

Nay, số sinh viên theo học giảm mạnh. Điều này chứng minh hoạt động đào tạo rất nhạy cảm với thị trường.

Một đại diện của Học viện Ngân hàng Hà Nội, nơi đào tạo nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng, tài chính lớn nhất ở khu vực phía Bắc cho biết, năm nay số thí sinh đăng ký dự thi vào trường khoảng 10.000. Trong đó, số chỉ tiêu trường sẽ nhận vào đào tạo cử nhân gần 3.000.

Con số chỉ tiêu Học viện Ngân hàng tuyển vào không giảm nhiều so với các năm trước do Bộ Giáo dục ấn định, nhưng số thí sinh đăng ký thi tuyển vào thì biến động rất lớn.

Ở thời điểm thị trường nóng sốt vài năm trước, số thí sinh đăng ký thi vào Học viện Ngân hàng đỉnh điểm lên tới gần 20.000, rồi sụt giảm 18.000, 15.000 và nay còn 10.000 thí sinh. Số sinh viên theo học ngành ngân hàng, chứng khoán cũng đã giảm 15-20% trong hai năm gần đây.

Vị này thừa nhận cái bóng của thị trường đã ảnh hưởng mạnh lên đào tạo.




Dấu hiệu mất nhân tài ở doanh nghiệp - Dân Trí

@ nguontinviet.com


Dấu hiệu mất nhân tài ở doanh nghiệp


Thách thức lớn nhất đối với các tổ chức có những nhân viên tài giỏi này là làm thế nào để giữ chân họ làm việc lâu dài. Họ có thể dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh “săn” mất, hoặc chính bản thân họ cũng có thể có những kế hoạch kinh doanh cho riêng mình và muốn rời bỏ doanh nghiệp. Làm thế nào để biết được những nhân tài giỏi nhất của doanh nghiệp đang có ý định ra đi?


Theo Mike Michalowicz, Tổng giám đốc của Provendus Group - tổ chức tư vấn tăng trưởng cho các doanh nghiệp trẻ mới thành lập, doanh nghiệp có thể để ý đến những dấu hiệu sau đây.


1. Cách doanh nghiệp đối xử với những nhân viên giỏi


Trong trường hợp này, quan niệm cần phải đối xử công bằng với mọi nhân viên sẽ không có tác dụng. Doanh nghiệp thường phải đối xử với những khách hàng tốt nhất tốt hơn cách đối xử với những khách hàng bình thường, đem đến cho họ những ưu đãi và lợi ích mà những khách hàng bình thường không có.


Nguyên tắc này cũng có thể áp dụng trong việc đối xử với những nhân viên giỏi nhất. Nếu doanh nghiệp chưa làm được điều này thì đây có khả năng sẽ là một trong những nguyên nhân khiến nhân tài nói lời chia tay với doanh nghiệp.


2. Quan sát các hoạt động thường xuyên của nhân viên


Nếu để ý đến các thói quen, thái độ, cách giao tiếp, ứng xử hằng ngày của nhân viên, nhà quản lý có thể dễ dàng nhận ra những thay đổi của họ khi điều đó xảy ra, từ đó tìm ra các nguyên nhân để khắc phục đối với những thay đổi là dấu hiệu của sự bất mãn hay thiếu gắn bó từ nhân viên.


Chẳng hạn, một nhân viên mẫn cán bỗng nhiên lại đi muộn về sớm thường xuyên, một nhân viên vốn nghiêm túc trước đây nay trở nên sao nhãng và có thái độ bất hợp tác. 3.Để ý đến các dấu hiệu khả nghi.

Những nhân viên có ý định nghỉ việc thường dễ bị mất khả năng kiểm soát cảm xúc. Có thể dễ dàng nhận ra điều ấy qua những bức thư điện tử với tâm trạng giận dữ hay những cuộc điện thoại với lời lẽ đe dọa của họ. Nhà quản lý cần phải tinh ý phát hiện ra những dấu hiệu này và xử lý trước khi quá muộn.


4. Tìm hiểu từ những khách hàng tốt nhất


Nếu doanh số từ những khách hàng tốt nhất bắt đầu sụt giảm trong khi những nhân viên bán hàng giỏi nhất vẫn đang có vẻ làm việc suôn sẻ với những khách hàng này thì nhà quản lý cần phải tìm hiểu liệu thực tế nhân viên có đang chuyển dần các thương vụ với những khách hàng ấy sang nơi khác hay không.


5. Theo dõi việc sử dụng thư điện tử và các thiết bị văn phòng khác


Nếu nhân viên đột nhiên sử dụng các tài khoản thư điện tử cá nhân để liên hệ với khách hàng hoặc bắt đầu sử dụng máy tính xách tay cá nhân để làm việc thì có khả năng họ đang có những hoạt động riêng và không còn gắn bó với doanh nghiệp như trước nữa.


6. Quan tâm đến đời sống gia đình của nhân viên


Các vấn đề trong đời sống hôn nhân, bệnh tật của các thành viên trong gia đình có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nhân viên, buộc họ phải có những thay đổi trong công việc. Michalowicz khuyên nhà quản lý cần phải để ý đến những vấn đề này nhưng không phải để can thiệp mà để hỗ trợ nhân viên và có những chuẩn bị cần thiết.


Chẳng hạn, tạo điều kiện để nhân viên có thể chuyển đến sống ở một nơi gần văn phòng làm việc để họ có nhiều thời gian chăm sóc gia đình có thể là một giải pháp tốt để giữ họ lại với doanh nghiệp.


7. Thực hiện các biện pháp dự phòng


Nếu nhân viên cảm thấy được đền bù và đãi ngộ xứng đáng, công việc có tính thử thách cao nhưng họ cũng đạt được những kết quả nhất định và cảm thấy thỏa mãn thì khả năng họ chuyển sang làm việc ở nơi khác sẽ rất thấp. Michalowicz khuyên doanh nghiệp nên thường xuyên đánh giá lại sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, tránh trường hợp nhiều nhân viên giỏi ra đi cùng một lúc, nhất là sau những đợt đánh giá nhân sự cuối năm.


8. Nhân viên nghỉ phép ngắn nhưng thường xuyên


Một nhân viên xin nghỉ phép một vài ngày mỗi lần nhưng mức độ nghỉ phép khá dày rất có thể sử dụng những ngày nghỉ phép này để tìm việc hay phỏng vấn ở nơi khác.





Đăng ký: Bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Trung Quốc “âm mưu” lập 2 siêu ngân hàng cạnh tranh với WB và ADB - BizLIVE

@ nguontinviet.com

Theo RFI, trên lãnh vực kinh tế - tài chính, nhật báo Le Monde có bài bình luận khá hay về việc khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) sắp cho ra đời một định chế tài chính mới nhằm cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á. Tờ báo hóm hỉnh đề tựa "Với Cúp của khối BRICS, Trung Quốc chiếm ưu thế".

Ngay khi Cúp bóng đá Thế giới 2014 kết thúc vào ngày 15/07 này, một trận đấu khác cũng sẽ diễn ra tại Brazil. Ngày 15 và 16/07 lãnh đạo các quốc gia thuộc khối BRICS sẽ nhóm họp tại hai thành phố Fortaleza và Brasilia nhằm tìm sự đồng thuận về địa điểm cho trụ sở của ngân hàng phát triển tương lai như dự kiến. Đương nhiên người ta cũng đoán được ai sẽ là người thắng cuộc trong cuộc đua này: Thượng Hải.


Theo thỏa thuận mỗi quốc gia thành viên góp vốn đồng đều cho trụ sở này ước tính tổng trị giá 50 tỷ USD. Tuy nhiên khối này sẽ phải đồng tình về việc nâng vốn khẩn cấp cho định chế này lên 100 tỷ USD nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính. Và Trung Quốc cũng sẽ là người góp vốn nhiều nhất với mức hùn là 41 tỷ USD. Từ lẽ ngồi trên một đống tiền lớn như vậy thì đương nhiên Trung Quốc có quyền yêu sách trụ sở cho định chế tương lai.


Đó là trên bình diện thế giới, trong khu vực Trung Quốc đang cho triển khai một dự án khác: Ngân hàng đầu tư Châu Á trong hạ tầng. Le Monde đánh cược là ngân hàng này sẽ còn ra đời sớm hơn Ngân hàng của khối BRICS.


Theo nhận định của Le Monde hai định chế tài chính này có một điểm chung được xem như là một hệ thống thay thế cho những định chế tài chính thế giới hiện nay do Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản thống trị.


Nga và Brazil hài lòng ra mặt cho là ngân hàng BRICS có thể "thách thức được sự thống trị về tài chính Hoa Kỳ" hay cho phép "theo đuổi các nỗ lực cải cách hệ thống tài chính quốc tế, đang bị tổn hại do sự mất cân đối đáng kể theo hướng có lợi cho phương Tây".


Về phần mình, Trung Quốc khôn khéo không cho là mình đang cạnh tranh nhưng chỉ nói rằng dự án Ngân hàng Đầu tư Châu Á sẽ trợ sức cho Ngân hàng Phát triển Châu Á do Nhật Bản thống lĩnh và Ngân hàng Thế giới.


Le Monde lưu ý Bắc Kinh không hề nói rõ là hai định chế tài chính do Nhật và Phương Tây thống lĩnh đó ưu tiên tài trợ cho các dự án xóa đói giảm nghèo, trong khi Ngân hàng đầu tư do Trung Quốc thành lập là để chi cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng mà Châu Á đang rất cần.


Đó là chưa kể đến "phần thưởng" khi vay tại Ngân hàng của Trung Quốc: điều kiện vay không bao gồm các điều kiện chính trị chiểu theo chính sách không can thiệp nội bộ của Bắc Kinh, cũng như những đòi hỏi về tôn trọng Nhân quyền.






Đăng ký: Bài đăng

Đặng Văn Thành, tĩnh tâm ngày tái xuất - Zing News

@

Cùng vợ con làm nông


Tháng 6/2014, Đường Biên Hòa (BHS) - thành viên Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) nơi gia đình ông Đặng Văn Thành trực tiếp và gián tiếp nắm giữ gần 50% cổ phần đã quyết định sáp nhập với công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa (NHS).


Quyết định sáp nhập được Thành Thành Công khẳng định là để tận dụng thế mạnh để cạnh tranh tốt hơn khi đối mặt với thách thức từ hội nhập theo lộ trình AFTA, WTO… Thông qua sáp nhập, BHS sẽ trở thành DN có công suất ép mía lớn nhất trên cả nước với gần 12.000 tấn mía/ngày, vùng nguyên liệu tăng gấp đối lên 23.500ha… Tuy nhiên, điều mà nhiều nhà đầu tư (NĐT) nhìn thấy sau động thái này là sự tái xuất của ông Đặng Văn Thành - chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công - trên lĩnh vực vốn là bước khởi nghiệp của đại gia này.











Sự tái xuất của ông Đặng Văn Thành trên lĩnh vực vốn là bước khởi nghiệp của đại gia này.
Sự tái xuất của ông Đặng Văn Thành trên lĩnh vực vốn là bước khởi nghiệp của đại gia này.

Không chỉ dừng lại với vụ sáp nhập giữa BHS và NHS, cựu chủ tịch Ngân hàng Sacombank Đặng Văn Thành cho biết sắp tới còn tác hợp giữa Mía đường TTC Tây Ninh SBT (trước đây là Bourbon Tây Ninh) với Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC).


Cùng với quá trình hợp nhất, các DN mía đường mà nhà ông Thành có tỷ lệ sở hữu chi phối, và tại các DN chi phối lẫn nhau, thành viên gia đình ông Đặng Văn Thành liên tục bơm tiền để tăng sở hữu. Gần đây nhất, “công chúa mía đường” Đặng Huỳnh Ức My - ái nữ của ông Thành - Phó chủ tịch TTC đã mua thêm gần 650 nghìn cổ phiếu NHS nâng tỷ lệ nắm giữ của gia đình ông Thành tại DN này lên khoảng 35%.


Ông Thành cũng cho biết, chiến lược của TTC từ nay đến 2020 là nông nghiệp (mía đường) và du lịch. Trên thực tế, mía đường vốn là ngành kinh doanh truyền thống, mang lại quyền lực và lợi nhuận cao cho gia đình ông thông qua hàng loạt các DN mà TTC cũng như các thành viên gia đình ông nắm cổ phần chi phối như BHS, NHS, gián tiếp chi phối như SEC, Phan Giang…


Tuy nhiên, lần trở lại với nông nghiệp lần này mạnh mẽ và sâu sắc hơn nhiều so với trước đây. Ông Thành hiện là chủ tịch TTC, vợ là Huỳnh Bích Ngọc và 2 con là Đặng Hồng Anh và Đặng Huỳnh Ức My là Phó chủ tịch.


Họ đang nắm trong tay DN duy nhất sở hữu nhà máy đường luyện công nghệ Nhật Bản (BHS); sở hữu Trung tâm nghiên cứu ứng dụng mía đường Thành Thành Công với hàng loạt tên tuổi các chuyên gia trong ngành như GS.TS. Võ Tòng Xuân…; sở hữu hệ thống DN đang dẫn đầu về quy mô sản xuất mía đường, chiếm hơn 20% thị phần cả nước với 1 công ty thương mại, 5 công ty mía đường với 7 nhà máy…


Giấc mộng mới


Những bước đi mới của ông Thành được nhấn mạnh với kỳ vọng mang lại chuyển biến rõ nét cho ngành mía đường Việt Nam hiện còn nhiều bế tắc với năng suất thấp, bị đường Thái Lan cạnh tranh về giá và chất lượng…


Ông Thành cũng đang kỳ vọng với Trung tâm nghiên cứu ứng dụng mía đường TTC, tập đoàn sẽ sản xuất ra được giống tốt phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam, thay thế giống nhập từ Thái Lan.


Bên cạnh cây mía, TTC cũng đang xây dựng nhà máy sản xuất cồn thực phẩm 25 triệu lít/ngày dự kiến đi vào hoạt động năm 2015 và sản xuất điện từ phụ phẩm của mía đường với công suất 100MW… Gần đây, một DN thuộc TTC cũng đã ngoại tiến sang Singapore với việc thành lập công ty con tại trung tâm thương mại của khu vực này.











Những bước đi mới của ông Thành được nhấn mạnh với kỳ vọng mang lại chuyển biến rõ nét cho ngành mía đường Việt Nam
Những bước đi mới của ông Thành được nhấn mạnh với kỳ vọng mang lại chuyển biến rõ nét cho ngành mía đường Việt Nam

Sau khoảng 2 năm ở ẩn bởi nhiều biến cố lớn trong năm 2012 gắn liền với vụ thâu tóm Sacombank, gần đây, ông Thành đã xuất hiện trở lại thường xuyên hơn. Ông Thành không còn nói tới ngân hàng, tài chính mà thay vào đó là những câu chuyện, những dự án mía đường và cả những con bò.


Sau bao thăng trầm trên thị trường tài chính, cái đích mà ông Thành cũng như Thành Thành Công nhắm đến là nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, mà cụ thể ở đây là mía đường. TTC muốn thay đổi diện mạo nông thôn, đặc biệt là đời sống của người nông dân trồng mía.. Trên hết, ông Thành và TTC nhận ra cơ hội mới để có thể phát triển sâu hơn, rộng hơn trong lĩnh vực nông nghiệp.


Trong vài năm gần đây, rất nhiều đại gia trong các lĩnh vực bất động sản, tài chính, ngân hàng… cũng đã mở hướng sang nông nghiệp. Đó là ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) đi nuôi bò, trồng mía, cao su; là bà Thái Hương đầu tư đàn bò sữa “khủng” để sản xuất sữa tươi nguyên chất; Thủ Đức House mở ngành mới là xuất khẩu nông lâm sản; BĐS Phát Đạt thêm lĩnh vực trồng rừng, cao su, gạo, chăn nuôi; An Dương Thảo Điền cũng góp vốn thành lập DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; Chứng khoán Sài Gòn (SSI) trong khi đó liên kết với nhiều DN trong lĩnh vực nông nghiệp.


Không chỉ đầu tư trong nước, các đại gia cũng ồ ạt đầu tư ra nước ngoài. Tập đoàn TTC của ông Thành gần đây đầu tư cho nông dân ở Campuchia để phát triển 5.000 ha mía nguyên liệu; HAGL của bầu Đức đầu tư hàng chục nghìn hecta cao su, mía đường ở Lào, Campuchia; Gemadept được cấp tô nhượng kinh tế với diện tích gần 30.000 ha để trông cao su.


Sau khoảng chục năm ồ ạt đầu tư vào thị trường tài chính, chứng khoán và BĐS, rất nhiều NĐT đã thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, thời kỳ bùng nổ của đầu tư tài chính và các loại tài sản dường như đã qua đi. Nhiều người thấy được giá trị của một nền kinh tế dựa trên sản xuất. Nông nghiệp có lẽ là một lựa chọn tốt cho hướng đi mới này.


TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Các đồng chí nói sai rồi, cái đường đó (đường 9 đoạn) đâu phải là đường lịch sử để lại. Đường đó là của Tưởng Giới Thạch".


Việc đội tuyển Đức lọt vào trận chung kết World Cup 2014 nhiều khả năng sẽ khiến Thủ tướng Angela Merkel hủy hẹn ăn tối với người đồng cấp Ấn Độ, Narendra Modi.


Như vậy là trận bán kết thứ 2 đã kết thúc với chiếc vé dành cho Argentina, dưới đây là những hình ảnh hài hước sau trận đấu đầy kịch tính.


%3Cbr%3E%C4%90%C4%83ng%20k%C3%BD:%20%3Ca%20href=">Bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Ngân hàng bán buôn - mô hình phát triển bền vững - VietNamNet

@ nguontinviet.com


Trong 18 năm, 3 dự án tài chính nông thôn với mô hình ngân hàng bán buôn đã thực hiện thành công ở VN, góp phần giúp nền kinh tế vượt qua 2 cuộc khủng hoảng tài chính khắc nghiệt của khu vực và thế giới (1997 và 2007).


Ra đời từ cách đây nhiều năm, mô hình Ngân hàng bán buôn đang ngày càng được chú trọng trên thị trường tài chính ngân hàng. Sự liên kết, trợ giúp chặt chẽ giữa một ngân hàng đóng vai trò phụ trách và các ngân hàng bán lẻ, các quỹ… đang cho thấy một mô hình phát triển cực kỳ bền vững.


Liên kết tạo nên sức mạnh


Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một ví dụ tiêu biểu với mô hình Ngân hàng bán buôn khi thực hiện thành công 3 dự án “Tài chính nông thôn” (TCNT) với nguồn vốn 548 triệu USD được tài trợ từ Ngân hàng thế giới (WB).


Được chuyển giao vai trò Ngân hàng đầu mối của Dự án TCNT I từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từ năm 1999, chỉ 10 năm sau, BIDV đã tạo nên một sự kiện chưa có tiền lệ trong tài trợ vốn ODA của WB dành cho các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng khi dự án TCNT III được tiếp tục triển khai với số vốn 235 triệu USD khi dự án II vẫn chưa kết thúc.


Trên thực tế, mô hình mà BIDV triển khai rất hiệu quả với vai trò trung gian - cầu nối giữa các cơ quan Chính phủ và các định chế tài chính. Không dừng lại ở việc cấp vốn tín dụng, BIDV còn đóng vai trò hỗ trợ tích cực về mặt kỹ thuật, đào tạo, đánh giá năng lực… nâng cao thể chế cho 21 NHTM, 9 Quỹ tín dụng nhân dân, các Hiệp hội…


Thời điểm ban đầu khi tham gia dự án năm 2009, chỉ có 12/29 đơn vị đáp ứng được 4/5 tiêu chí về chỉ số hoạt động chính (bao gồm tỷ lệ giái hạn nợ xấu, an toàn vốn, khả năng thanh khoản…). Tuy nhiên, con số này đã tăng lên 22/29 chỉ sau 3 năm và số đơn vị đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí cũng tăng lên 8 đơn vị thay vì chỉ 6 như ban đầu.


Để có được những sự biến chuyển vượt bậc này của các ngân hàng, trong suốt 18 năm triển khai chuỗi 3 dự án TCNT, BIDV đã tổ chức 1.600 khóa đào tạo trong và ngoài nước về mọi lĩnh vực với sự tham dự của trên 50.000 lượt cán bộ. “Dự án đã thay đổi cách nghĩ, cách làm của tất cả cán bộ Quỹ. Cách thức làm việc của chúng tôi cũng trở nên thiết thực, nhạy bén hơn trước rất nhiều” - ông Nguyễn Đức Huy, Giám đốc Quỹ Tín dụng Nhân dân thị trấn nông trường Mộc Châu chia sẻ.











ss
Tác phong làm việc của cán bộ Quỹ Tín dụng Nhân dân Mộc Châu đã chuyên nghiệp hơn

Theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam, việc triển khai 3 dự án TCNT đã kết thúc nhưng sự thành công vượt trội của dự án khiến cho việc sử dụng các nguồn vốn từ các quỹ quay vòng của dự án vẫn còn được tiếp tục trong thời gian dài trước mắt.


Xu hướng tất yếu


Mô hình Ngân hàng bán buôn với nguồn vốn tài trợ của WB trong khuôn khổ Dự án TCNT của BIDV cho đến nay vẫn được xem là mô hình duy nhất.


Sự bền vững là một trong những yếu tố đầu tiên để mô hình này được đề cao trong xu hướng phát triển của hệ thống ngân hàng.


Dự ánTCNT không tạo ra bất cứ gánh nặng nào về mặt tài chính đối với Ngân sách Nhà nước bởi tỷ lệ hoàn trả vốn gốc và lãi từ các đơn vị tới Ngân hàng bán buôn và từ Ngân hàng bán buôn đối với Bộ Tài Chính luôn đạt 100% kế hoạch. Nhờ đó Dự án được coi là bệ đỡ ổn định, bền vững cho ngân sách Nhà nước trong việc lập kế hoạch trả nợ nước ngoài của Chính phủ VN đối với các nhà tài trợ hàng năm.


Bên cạnh đó, mô hình này cũng đã đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí về tính bền vững nguồn vốn, bền vững về mặt kết cấu… đủ sức đương đầu với những biến động về kinh tế.


“Dự án TCNT được thực hiện với mô hình bán buôn đã góp phần vượt qua 2 cuộc khủng hoàng tài chính khắc nghiệt của khu vực và thế giới năm 1997 và 2007. Chính vì vậy, có thể tin rằng, các mô hình Ngân hàng bán buôn được triển khai sau này có thể đạt những hiệu quả như mong đợi” - một chuyên gia tài chính cho biết.


Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, lựa chọn được một Ngân hàng có đủ năng lực tài chính và quản trị làm Ngân hàng Bán buôn, và có sự cam kết cao từ phía Ban Lãnh đạo của Ngân hàng này đối với dự án là một yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự thành công của dự án.


“Vai trò của mô hình bán buôn rất là quan trọng. Tổ chức này, trong Dự án này là BIDV, thực hiện phân phối lại nguồn vốn. Do đó bản thân họ phải có chế tài quản lý tốt, ở một tầm cỡ nhất định, có uy tín, có năng lực đánh giá các định chế tài chính khác tham gia vào chương trình, nhận được sự tin tưởng của các bên cũng như xử lý các vấn đề phát sinh đảm bảo cho dự án hoạt động trôi chảy” - Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình chia sẻ.


Điều này cũng đặt ra một thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng thương mại lớn hiện nay, khi mà để có thể giữ vai trò “tiên phong”, cần phải có một sự chuyển mình rõ rệt, tạo được sự tin tưởng của khách hàng cũng như các đối tác đến từ nước ngoài.


Minh Nguyên





Đăng ký: Bài đăng

Ngân hàng "thôn tính" công ty tài chính để làm gì? - Người Lao Động

@ nguontinviet.com

(NLĐO) - Ngân hàng mua công ty tài chính trực thuộc các doanh nghiệp nhà nước sẽ chiếm lĩnh được một thị phần nhất định



Nghị định 39 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 25-6 cho phép công ty tài chính phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu; thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng…được cho là các yếu tố tạo nên làn sóng ngân hàng (NH) mua công ty tài chính.



NH thương mại CP Việt Nam Thịnh vượng mua 100% vốn của Công ty Tài chính than - khoáng sản Việt Nam.



NH thương mại CP Việt Nam Thịnh vượng mua 100% vốn của Công ty Tài chính than - khoáng sản Việt Nam.




Mở rộng mạng lưới bán lẻ


Động thái mới nhất là cuối tháng 6-2014, NH Nhà nước cho phép NH thương mại CP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) mua 100% vốn của Công ty Tài chính than - khoáng sản Việt Nam. Tại đại hội cổ đông được tổ chức vào tháng 4, NH Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng trình cổ đông kế hoạch mua lại toàn bộ một công ty tài chính.


Trước đó, NH Phát triển TP HCM (HDBank) đã mua 100% vốn Công ty Tài chính Việt Société Générale (SGVF) từ Tập đoàn Tài chính Société Générale của Pháp. Riêng Tổng công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam (PVFC) hợp nhất với NH Phương tây (WesternBank) để trở thành NH Việt Nam Đại chúng (PVcomBank).


Theo ông Nguyễn Thiện Bảo, nguyên tổng giám đốc PVFC, ngay khi trở thành NH thương mại thì PVcomBank có đủ khả năng cung cấp dịch vụ cho một lượng khách hàng tiềm năng rất lớn là CBCNV của các doanh nghiệp (DN) trực thuộc tập đoàn Dầu khí Việt Nam.


Lãnh đạo một số NH cho biết do việc mở rộng mạng lưới phải đáp ứng mức vốn 300 tỉ đồng/chi nhánh nên một số NH mua các công ty tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, mở rộng quy mô hoạt động…Đặc biệt, các NH sẽ tận dụng được mảng dịch vụ tài chính cá nhân có sẵn tại các công ty tài chính.


Trong khi đó, không ít chuyên gia lại nhận định sau nhiều năm phát triển nóng, không ít công ty tài chính đã sa sút, nợ xấu của các công ty này chiếm tỉ lệ khá lớn trong tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, các công ty tài chính cũng đã thu hút một lượng vốn lớn của nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đến nay, Chính phủ yêu cầu thoái vốn ngoài ngành, các công ty tài chính được bán cho NH là một giải pháp để DN nhà nước rút vốn.


Nương tựa lẫn nhau


Ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, cho rằng NH mua công ty tài chính là để phát triển mảng bán lẻ vì muốn đưa sản phẩm dịch vụ đến tận tay người dân đòi hỏi NH phải mở rộng mạng lưới hoạt động. Còn ông Rahn Wood, Giám đốc khối bán lẻ NH Quốc tế (VIB), cho rằng nhiều NH quan tâm đến công ty tài chính bởi các công ty này có quy mô vốn khá nhỏ. NH không phải mất một khoản tiền lớn mà vẫn có thể sở hữu một chi nhánh để đẩy mạnh kinh doanh.


Theo giới phân tích, hoạt động của các công ty tài chính chủ yếu là sử dụng vốn của mình để cho vay nội bộ. Đơn cử, Tổng Công ty Khoáng sản - Vinacomin (Vimico) là đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) nhưng Vimico có đến 4 công ty trực thuộc, 13 công ty con và 7 công ty liên danh, liên kết. Vì thế, NH nào mua được công ty tài chính, nhất là những công ty trực thuộc các DN nhà nước sẽ chiếm lĩnh được một thị phần nhất định vì các công ty này đã quá am hiểu nhóm khách hàng nội bộ.


Mặt khác, sau khi mua công ty tài chính, tổng tài sản của NH sẽ tăng lên nhiều, tạo điều kiện cho NH tiếp cận với những khách hàng lớn, cho vay các dự án trọng điểm. Ví dụ năm 2013, PVFC hợp nhất với WesternBank thành PVcomBank đã nâng tổng tài sản của NH này lên 100.000 tỉ đồng. Từ đó, PVcomBank có đủ tiềm lực để duy trì một cách hài hòa chiến lược bán lẻ với hoạt động tài trợ vốn cho các dự án thuộc lĩnh vực năng lượng.





Đăng ký: Bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Doanh nghiệp Việt "chết" trên sân nhà vì... Trung Quốc - Dân Trí

@ nguontinviet.com




Thứ Hai, 07/07/2014 - 10:43


Cơ khí "chết" ngay trên sân nhà









Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA :


*
DN vận tải kêu bị "đánh bẫy", Bộ trưởng Thăng vào cuộc







Đăng ký: Bài đăng

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Đảo bếp - phần không thể tách rời khỏi căn bếp hiện đại

@ nguontinviet.com



Đăng ký: Bài đăng





























































Đảo bếp - phần không thể tách rời khỏi căn bếp hiện đại
Một căn bếp truyền thống không đủ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của cuộc sống hiện đại. Đảo bếp bắt đầu được Oppein đưa vào thiết kế và hiện thực hóa nhằm đáp ứng nhiều yêu cầu từ cuộc sống muôn màu hiện nay.
Đảo bếp - phần không thể tách rời khỏi căn bếp hiện đại 1
Đảo bếp giúp người nội trợ có thể làm việc ở mọi hướng, linh hoạt, không chỉ là điểm nhấn trang trí cho không gian bếp mà còn là phương án tốt cho cả khu bếp.
Đảo bếp - phần không thể tách rời khỏi căn bếp hiện đại 2
Mặt bàn đảo thường rộng hơn mặt bếp nên thao tác thoải mái với mọi vật dụng bày sẵn trên bàn. Khi cần trang trí căn nhà, bạn có thể bày đồ trang trí tại vị trí dễ thấy trên bàn đảo.
Đảo bếp - phần không thể tách rời khỏi căn bếp hiện đại 3
Các bà nội trợ có vô số đồ đạc cần phải cất giữ nên đảo bếp là giải pháp sáng suốt khi có thể đặt thêm nhiều ngăn kéo, các khoang chứa hay thậm chí là khung treo đồ bên trên.
Đảo bếp - phần không thể tách rời khỏi căn bếp hiện đại 4
Oppein thiết kế cả bàn trượt trên đảo bếp khá độc đáo, máy hút mùi cho bếp nhưng lại như bộ đèn trang trí tạo điểm nhấn nổi bật.
Đảo bếp - phần không thể tách rời khỏi căn bếp hiện đại 5
Đảo bếp được ví như "trái tim" của nhà bếp hiện đại, là khu vực nhộn nhịp của cả gia đình, nơi các thành viên có thể vừa trò chuyện và cùng nhau chuẩn bị bữa ăn.
Đảo bếp - phần không thể tách rời khỏi căn bếp hiện đại 6
Những gia đình diện tích lớn có thể thiết kế một đảo bếp rộng để trưng bày các món ăn cho một bữa tiệc, thậm chí có thể tổ chức tiệc buffet ngay tại nhà.
Đảo bếp - phần không thể tách rời khỏi căn bếp hiện đại 7
Oppein có nhiều ý tưởng sáng tạo đảo bếp mới lạ, phối hợp nhiều loại chất liệu nhưng lại hài hòa được các màu sắc.
Đảo bếp - phần không thể tách rời khỏi căn bếp hiện đại 8
Dù với phong cách cổ điển hay hiện đại, dù chất liệu gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp cũng có thể thiết kế bàn đảo bếp tinh tế.
Đảo bếp - phần không thể tách rời khỏi căn bếp hiện đại 9
Không gian bếp với các thiết kế bàn đảo sang trọng , tiện nghi mà vẫn đầm ấm.


KInh Doanh

  • Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,7% trong năm 2023 và sẽ hồi phục lên 5,4% và 6% trong năm 2024-2025. Tuy n...
  • *Một người đàn ông Ấn Độ được truyền thông Ấn Độ mệnh danh là 'người ăn xin giàu nhất thế giới' vì sở hữu số tài sản trị giá hơn 1 triệu USD nhờ nghề ăn...
  • Bạn sẽ bị loại nho có hình dáng độc đáo này gây ấn tượng ngay từ lần đầu trông thấy chúng 🍇🍇 🍇🍇🍇Vẻ ngoài kì lạ như những ngón tay 🖐🖐🖐cùng hương v...
  • Thu giá?
  • Hạt giống cây lạc tiên hoa tía - Passiflora incarnata http://ift.tt/1L6Znff via Tumblr http://ift.tt/1N7VhnK
  • * Draft Chiều đi qua Bắc Hải tình cờ thấy công ty giao hàng nhanh rất hoành tráng , chợt nhớ thời xưa mình tập tành bán sách trực tuyến vừa bán hàng vừa ch...
  • Hình ảnh những tài tử Hollywood cá tính và quyến rũ trong bộ đồ da, cưỡi moto phân khối lớn đã trở thành biểu tượng cho sự sành điệu. Nét cá tính, bụi bặm...
  • My Corner Office là một nền tảng mạng xã hội sẽ sớm xuất hiện, nơi mà những công ty có thể sử dụng để tham gia, động viên và khen thưởng các nhân viên của ...
  • nhasachviet.com Nhà Sách Việt 1000 quandiem.com Quan điểm 1000 VietNam quangcaovang.com Quảng cáo vàng 1000 thitruongtaichinh.com T...

Search