#nguontinviet

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Bài học về lòng nhân, chữ tín trong một gia đình doanh nhân - Zing News

@ nguồn trích dẫn)

Các cháu, chắt ông đều du học nước ngoài bằng học bổng toàn phần ở Mỹ, Canada, Anh... Bí quyết nào đã làm nên sự thành đạt của đại gia đình nổi tiếng này?











Bài học về lòng nhân, chữ tín trong một gia đình doanh nhân
Đại gia đình “danh gia vọng tộc” của doanh nhân Đỗ Thế Sử.

Ảnh: Internet

Kinh doanh để không… tham nhũng


Từ khi vợ mất để lại 9 người con, cuộc sống của doanh nhân Đỗ Thế Sử càng trở nên khó khăn chồng chất. Đông con, tiền lương từ công việc nhà nước (TBT báo Tây Sơn) không đủ để trang trải cuộc sống, ông phải chuyển ra ngoài kinh doanh để kiếm thêm thu nhập. Có lẽ, ý thức được sự vất vả của cha nên những người con đều học hành giỏi giang và tìm được công việc tốt trong các đơn vị nhà nước. Tuy nhiên, ông luôn tâm sự với các con rằng: “Nếu các con đi làm nhà nước thì thế nào cũng vướng vào chuyện tham ô, tham nhũng. Không tham ô tiền bạc thì tham ô giấy về cho con học, tham ô thời gian; có chức đến đâu thì tham nhũng đến đấy. Còn mình làm cho mình thì chắc chắn sẽ không có tham ô”. “Tôi chỉ phân tích để chúng hiểu thôi chứ không ép đứa nào phải theo nghiệp kinh doanh của cha mẹ”, ông nói.


Nhưng hình như, cái máu doanh nghiệp đã “ngấm” rất kỹ vào tất cả những người con của ông. Cho nên, ông chỉ cần “khơi” lên một chút thì hầu hết các con đều quay sang theo nghiệp kinh doanh. Điển hình là trường hợp của Đỗ Minh Phú, Chủ tịch công ty Vàng bạc đá quý Doji. Ông kể: “Phú là người thông minh nhất trong số các con tôi. Ngày ra trường, Phú xin vào làm việc ở Viện Khoa học và được cử đi công tác các nước phát triển nhiều lần. Mỗi chuyến đi công tác, Phú đều mang một vài sản phẩm về nước bán kiếm lời. Tôi phát hiện ra năng khiếu kinh doanh của con, nên ban đầu hướng con đi kinh doanh thêm bằng cách hợp tác làm ăn với một người con nuôi của tôi buôn bán ô tô. Công việc tay trái và tay phải đang rất thuận lợi thì Phú được cử sang Nhật làm tiến sĩ. Sau đó, Phú về nhà hỏi ý kiến của tôi. Vì nếu làm tiến sĩ, Phú sẽ không còn nhiều thời gian làm kinh doanh nữa. Tôi bảo rằng: “Con làm khoa học cũng tốt. Bố cũng mê chữ, nhưng bố tin, nếu biết cách làm giàu cho mình và đất nước thì còn tốt hơn. Bởi mỗi doanh nghiệp sẽ là một trong những trụ cột của đất nước”. Nghe lời cha, Đỗ Minh Phú quyết định bỏ nghiệp khoa học, quyết tâm đầu tư vào kinh doanh. Bây giờ, Phú là chủ của thương hiệu Doji nổi tiếng và Ngân hàng Tiên Phong.


Không chỉ riêng Đỗ Minh Phú được ông khuyên nên làm doanh nghiệp. Con gái ông- Đỗ Xuân Mai trước kia công tác tại Bệnh viện Thanh Nhàn nhưng giờ đang làm Giám đốc điều hành công ty kinh doanh Green Global. Ông kể: “Chồng Mai làm Đại sứ quán Việt Nam ở Nga, có tiêu chuẩn đưa vợ ra nước ngoài. Tôi bảo với con: “Nếu con ra nước ngoài phải hướng cho chồng kinh doanh cùng mình, vì chỉ kinh doanh mới phát triển được kinh tế, tài chính cho gia đình”. Thế là, Mai quyết định kinh doanh vải theo nghiệp của bố mẹ. Bây giờ trở về nước, Mai đã có một tương lai tốt. Chị chuyển sang kinh doanh cao ốc, văn phòng cho thuê. Hai con của chị giờ đang theo học ở Mỹ”. Nghe lời cha, một người con gái khác của ông cũng chuyển sang Tiệp Khắc kinh doanh cùng chồng khi đang làm công tác thủy văn. Bây giờ, chị về tiếp nhận cơ sở sản xuất của cha để làm ống nhựa, chuyên cung cấp vỏ hộp cho các công ty sữa.


Ông chia sẻ: “Khẩu hiệu của tôi là muốn cho gia đình phát triển thuận hòa nên ra ngoài tự kinh doanh. Tôi mê chữ, mê khoa học nhưng tôi chỉ lo đi làm nhà nước thì các con tôi sẽ vướng vào tội tham nhũng. Tội mà tôi sợ nhất nên luôn hướng con tự mở kinh doanh. Tôi đi xin đất và giấy phép kinh doanh cho các con đồng thời giúp đỡ chúng mỗi lúc gặp khó khăn”. Chỉ riêng trường hợp Đỗ Khôi Nguyên (người con út của ông) là ông hướng cho nghề làm luật sư. Ông kể: “Khi tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế bên Mỹ, Nguyên rất muốn về nước làm kinh doanh luôn. Tuy nhiên, lúc ấy tôi bảo: “Nếu con về nước cha sẽ không đón, vì cả gia đình làm kinh doanh, cần có một luật sư hỗ trợ. Nguyên hiểu ra nên ở lại học và tốt nghiệp đứng đầu toàn Mỹ. Khi ra trường, Nguyên chọn làm ở Mỹ nhưng tôi yêu cầu về nước, vì Nguyên đi học được nuôi bằng tiền Việt Nam. Hiện tại, Nguyên đang làm ở Singapore với mức lương 20.000 USD/tháng”.


Bài học truyền đời về lòng nhân và chữ tín.











Bài học về lòng nhân, chữ tín trong một gia đình doanh nhân
Đại lão doanh nhân Đỗ Thế Sử vẫn nhớ như in bài học của người cha.

Lúc sinh thời, cha ông- cụ Đỗ Thế Nhân đã dạy con phải biết coi trọng người nghèo và biết sống khiêm tốn. Bài học về lòng nhân ấy, đại lão doanh nhân Đỗ Thế Sử đã thuộc nằm lòng suốt 70 năm nay. Cho đến bây giờ, ông vẫn không ngừng kể lại câu chuyện cho con cháu nghe để giữ gìn lòng nhân hậu của mình. Ông kể lại: “Cha tôi là Chánh tổng, các con đều là lý trưởng. Khi cụ đang đánh tổ tôm cùng 4 người con trai thì có một thanh niên, con người làm mõ ở làng tôi (thuộc tầng lớp thấp nhất ở xã hội thời bấy giờ) bước vào nhà. Cụ bảo tôi nghỉ để cho người thanh niên này chơi. Tôi bực bụng, ấm ức lắm, đã thế lại phải ngồi chia bài cho mọi người chơi. Đến chiều tối, cụ bà chuẩn bị cơm nước cho cả nhà, cha tôi cũng giữ anh này lại ăn tối, ăn xong lại đánh đến 12h đêm. Đến sáng hôm sau, tôi băn khoăn nói với cụ: “Sao thầy lại dễ dãi thế, cho con nhà mõ đánh tổ tôm cả ngày ở nhà lại còn ăn cơm cùng gia đình mình?”.


“Chị biết cụ trả lời như thế nào không?”, ông Sử đột nhiên quay sang hỏi khiến tôi lúng túng. Chưa kịp đợi tôi trả lời, ông cầm lấy cái chén, kể tiếp: “Cụ lấy cái chén, đập đánh choang một cái xuống cái mâm đồng. Tôi giật mình vì không hiểu sẽ xảy ra chuyện gì. Cụ bảo: “Nó kém gì con đâu, cởi quần áo ra nó cũng giống như con, chỉ khác là nhà nó nghèo, nhà con giàu. Con không được khinh người, không được đối xử khác biệt với những người khác như thế. Chỉ thế thôi mà bài học của cụ vẫn còn nguyên trong tôi như mới ngày nào đây thôi. Khi kể lại cho chị, tôi vẫn nhớ như in tiếng cái chén đập xuống cái mâm. Bài học này, tôi luôn kể cho các con. Vì nhờ bài học về lòng nhân ấy, tôi thu phục được nhiều người làm việc cho mình. Tôi tin rằng sẽ có những người muốn cống hiến, sống chết cùng mình. Tôi vẫn bảo, điều quan trọng không phải là các con làm được bao nhiêu tiền mà là các con đã tạo ra được bao nhiêu việc làm và thu nhập cho người lao động. Bà nội con trước đây cũng đã dẫn dắt mọi người như thế. Các con noi gương theo thì dù sóng gió đến đâu cũng sẽ vượt qua được và đạt đến thành công”.


Vì thế, ông luôn dạy các con: “Trong gia đình, chữ Hiếu là quan trọng nhất. Đối xử với người thì chữ Nhân làm đầu và kinh doanh thì phải biết trọng chữ Tín”. Đến giờ, bài học về chữ Tín của mẹ ông lại được ông Đỗ Thế Sử mang ra kể lại cho các con cháu. Ông kể: “Ngày trước, mẹ tôi đặt mua tơ về dệt ở Hàng Ngang, Hàng Đào. Bà giữ chữ tín đến mức chỉ cần nhắn một câu là có hàng đưa về ngay, tiền trả sau. Khi tôi đang làm kinh doanh cũng thế, tôi và bạn hàng luôn đặt chữ tín lên đầu. Cuộn vải 150 m thì mét nào cũng như mét nào, 100 cuộn như một. Có khi chưa ký hợp đồng, tôi chỉ cần gọi điện là họ chuyển hàng sang ngay cho mình. Bởi tôi hiểu và luôn nói với con cái mình, không ai sống được một mình, người nọ phải dựa vào người kia để cùng tồn tại. Rồi việc vay vốn ngân hàng cũng thế. Ngày xưa, tôi làm doanh nghiệp phải mượn vốn ngân hàng nhiều lắm chứ nhưng tôi chưa một lần sai hẹn. Ông giám đốc ngân hàng vì phục đạo làm việc của tôi mà bây giờ xin làm con nuôi của tôi. Năm nào, ông cũng đến nhà chúc Tết bố mẹ như những đứa con khác. Vậy thì, chữ Tín quan trọng lắm. Tôi dạy con cháu chữ Tín và thể hiện chữ Tín với mọi người thì chắc chắn người ta cũng sẽ giữ chữ Tín như mình. Dòng máu nhà tôi là dòng máu kinh doanh và được lọc bằng chữ Tín”.


Chúng tôi mải miết nghe những câu chuyện của ông mà không để ý đã đế giờ trưa. Đứng dậy ra về, ông vui vẻ cho biết thêm: “Tôi đang theo học tiếng Anh cùng với đứa con gái của mình”. Nghe thông tin này, chúng tôi càng hiểu, tại sao ông lại có thể làm chủ một gia đình mà ai cũng có một sự nghiệp đồ sộ, khiến nhiều người phải mơ ước đến thế.



Để kiếm tiền trả nợ cho người em cờ bạc và cứu gia đình khỏi số nợ ngân hàng, Mai quyết định theo mối của một người phụ nữ đi đẻ thuê. Với cô, một lần là ám ảnh suốt đời.


Dennis Blair, cựu tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, cho rằng Bắc Kinh “tự trói chân mình” qua hành động leo thang khiến các nước trong khu vực đồng tâm chống Trung Quốc.


Sau khi hoàn tất buổi kiểm tra y tế, tài năng trẻ Ander Herrera chính thức ký vào bản hợp đồng có thời hạn 4 năm với đội chủ sân Old Trafford.


%3Cbr%3E%C4%90%C4%83ng%20k%C3%BD:%20%3Ca%20href=">Bài đăng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

KInh Doanh

  • Dàn sao Việt “khủng” vừa tham dự sự kiện ra mắt tính năng Public Chats của Viber phiên bản 5.1. Đây là tính năng hoàn toàn mới của Viber, giúp người dùng t...
  • Bạn sẽ bị loại nho có hình dáng độc đáo này gây ấn tượng ngay từ lần đầu trông thấy chúng 🍇🍇 🍇🍇🍇Vẻ ngoài kì lạ như những ngón tay 🖐🖐🖐cùng hương v...
  • Google sẽ đầu tư 550 triệu USD vào tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc JD.com Google sẽ đầu tư 550 triệu USD vào tập đoàn thương mại đ...
  • Thu giá?
  • Nhà giàu trên thế giới sẵn sàng chi tiền để mua thực phẩm sạch, rau sạch, thịt sạch và bây giờ đã có cả dịch vụ *không khí sạch*. M...
  • Nghề trồng cây, hoa cảnh không khó, nhưng đòi hỏi tính tỉ mỉ và đam mê. Để trồng và kinh doanh cây cảnh ở nông thôn, bạn cần chuẩn bị những việc sau. 1...
  • Hạt giống cây lạc tiên hoa tía - Passiflora incarnata http://ift.tt/1L6Znff via Tumblr http://ift.tt/1N7VhnK
  • Hình ảnh những tài tử Hollywood cá tính và quyến rũ trong bộ đồ da, cưỡi moto phân khối lớn đã trở thành biểu tượng cho sự sành điệu. Nét cá tính, bụi bặm...
  • My Corner Office là một nền tảng mạng xã hội sẽ sớm xuất hiện, nơi mà những công ty có thể sử dụng để tham gia, động viên và khen thưởng các nhân viên của ...

Search