#nguontinviet

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Phá rào cho tiền lưu thông - Tin tức 24h

@ nguontinviet.com


Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tại cuộc họp báo ngày 23-12, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 19-12 đạt 11,8% và dự kiến hết năm 2014 có thể cán mốc 13%, đúng mục tiêu đề ra. Đây là sự tăng trưởng rất ấn tượng vì suốt 3 quý đầu năm, tín dụng tăng trưởng ì ạch.


Lãi suất giảm, huy động tăng


Trước câu hỏi tín dụng tăng mạnh cuối năm có phải là con số ảo, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định đây là hiện tượng mang tính quy luật. Vào cuối năm, các doanh nghiệp (DN) có nhu cầu vốn lớn để mua sắm, dự trữ hàng Tết, có thời điểm chỉ riêng tín dụng tháng 12 đã tăng từ 3%-5%.


Bà Đỗ Thị Nhung, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN, cho biết kết quả nổi bật trong hoạt động NH năm 2014 là mặt bằng lãi suất giảm từ 1%-2%/năm, lãi suất cho vay giảm 2%/năm so với cuối năm 2013. Đáng lưu ý là mặt bằng lãi suất giảm nhưng huy động của các NH vẫn tăng, huy động được kỳ hạn dài ổn định hơn.


Tổng phương tiện thanh toán tăng 15,65%, huy động vốn tăng 15,15%, trong đó huy động bằng VNĐ tăng khá cao là 16,31%. Thanh khoản của các NH được bảo đảm và dư thừa, lãi suất trên thị trường nội tệ liên NH ổn định ở mức thấp.


Phá rào cho tiền lưu thông - 1


Năm 2014, vốn trong hệ thống ngân hàng giải ngân cho khu vực doanh nghiệp tăng rất chậm Ảnh: SƠN NHUNG


Theo đánh giá của NHNN, lãi suất giảm có tác động tiếp tục hỗ trợ sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn bảo đảm kiểm soát được lạm phát, hỗ trợ ổn định tỉ giá và thị trường ngoại hối. Lãi suất các khoản vay cũ được tiếp tục điều chỉnh giảm, dư nợ cho vay bằng VNĐ có lãi suất trên 15%/năm, chiếm 3,9% tổng dư nợ (năm 2013 là 6,3%); dư nợ có lãi suất trên 13%/năm, chiếm 10,65% tổng dư nợ (năm 2013 là 19,72%).


Về thị trường ngoại tệ, tình trạng đô la hóa tiếp tục giảm, tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán đạt khoảng 11,6%, giảm so với mức 12,4% cuối năm 2012-2013. Dự trữ ngoại hối nhà nước lên mức kỷ lục.


Vốn sản xuất, kinh doanh vẫn tắc


Trong khi đó, thông tin được đưa ra tại hội thảo “Khơi thông nguồn vốn cho phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” do Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức cùng ngày lại cho thấy những tín hiệu kém lạc quan hơn.


TS Cấn Văn Lực, Phó Tổng Giám đốc NH Đầu tư và Phát triển (BIDV), cho biết đối với các nước ASEAN, tín dụng tăng 1% thì tăng trưởng kinh tế 0,127% nhưng năm 2013 và 2014, không riêng Việt Nam mà các nước ASEAN đang trong tình trạng khó tung vốn ra nền kinh tế.


Cơ cấu vốn tín dụng đối với nền kinh tế năm 2014 là vấn đề cần phải bàn vì cho vay bất động sản tăng 11,25%, tức là đang quay về mức tăng nhiều hơn so với giai đoạn 2011-2013. Tín dụng cho DN nhỏ và vừa (đang chiếm 24% tổng dư nợ) chỉ tăng 9%, cho công nghiệp hỗ trợ cũng chỉ tăng 8,5%. Đây là lĩnh vực tạo nhiều công ăn việc làm nhưng vốn chảy vào rất khiêm tốn.


Theo ông Lực, nguyên nhân chưa đẩy được vốn ra nhiều như thời kỳ trước đây là do nhu cầu vốn của DN yếu, nợ xấu xử lý chưa hiệu quả, cơ chế chính sách cho vay ưu đãi còn nhiều vướng mắc. “Để khơi thông dòng vốn, các NH cần đưa thêm nhiều sáng kiến về hoạt động tín dụng và tiếp tục đồng thuận giảm lãi suất. Về phía NHNN, cần xử lý dứt điểm 5-6 NH yếu kém còn lại trong hệ thống. Và quan trọng là Chính phủ phải kết nối các bộ ngành, địa phương và NH thương mại tháo gỡ khó khăn cho gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỉ đồng, gói cho vay phát triển thủy sản 15.000 tỉ đồng…” - ông Lực kiến nghị.


Phó Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank Nguyễn Đức Hưởng cho rằng từ năm 2014, quan hệ tín dụng giữa NH và DN đã đảo chiều, không phải trâu đi tìm cọc mà là cọc đi tìm trâu, tức là NH phải chủ động tìm khách hàng để cho vay. Lúc này không nên đặt vấn đề nhẹ nhàng ở mức khơi thông tín dụng mà cần phải đột phá, phá rào vốn cho phát triển kinh tế.


“Phá rào là phải giảm mạnh vốn ở DN nhà nước thông qua việc cổ phần hóa (CPH) một cách mãnh liệt. Hiện nay, Chính phủ rất quyết liệt CPH nhưng các bộ, ngành và DN nhà nước lại làm rất chậm. Một biện pháp nữa là nới room cho nước ngoài tham gia mua vốn ở DN nhà nước được CPH. Phải mở ao ra đón cá vào” - ông Nguyễn Đức Hưởng thúc giục.









Năm 2015, NHNN định hướng sẽ điều hành lãi suất và tỉ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến lạm phát, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa... và đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%-15%.






Đăng ký: Bài đăng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

KInh Doanh

  • - VN-Index: 1.050,3 điểm (-0,5%) - HNX-Index: 211,2 điểm (-0,8%) - UPCoM-Index: 72,5 điểm (-0,3%) *Nhận định* Thị trường chứng khoán Việt Nam...
  • Mới đây, theo truyền thông đưa tin, Kilo - một startup hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử B2B (Business to Business) tại Việt Nam đã ngừng ho...
  • Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,7% trong năm 2023 và sẽ hồi phục lên 5,4% và 6% trong năm 2024-2025. Tuy n...
  • *Một người đàn ông Ấn Độ được truyền thông Ấn Độ mệnh danh là 'người ăn xin giàu nhất thế giới' vì sở hữu số tài sản trị giá hơn 1 triệu USD nhờ nghề ăn...
  • Bạn sẽ bị loại nho có hình dáng độc đáo này gây ấn tượng ngay từ lần đầu trông thấy chúng 🍇🍇 🍇🍇🍇Vẻ ngoài kì lạ như những ngón tay 🖐🖐🖐cùng hương v...
  • Thu giá?
  • Hạt giống cây lạc tiên hoa tía - Passiflora incarnata http://ift.tt/1L6Znff via Tumblr http://ift.tt/1N7VhnK
  • Hình ảnh những tài tử Hollywood cá tính và quyến rũ trong bộ đồ da, cưỡi moto phân khối lớn đã trở thành biểu tượng cho sự sành điệu. Nét cá tính, bụi bặm...
  • My Corner Office là một nền tảng mạng xã hội sẽ sớm xuất hiện, nơi mà những công ty có thể sử dụng để tham gia, động viên và khen thưởng các nhân viên của ...

Search