Lý do đừng chỉ khởi nghiệp một lần - VNExpress
1. Cuộc sống không bao giờ buồn chán
Phù thủy trang điểm gốc Việt - Michelle Phan sở hữu một hãng mỹ phẩm, một hãng đĩa và ứng dụng chỉnh sửa video cho điện thoại. Ảnh: Mochimag |
Hãy đối mặt với nó đi. Kinh doanh là một cuộc đua mà. Trong khi hầu hết mọi người kinh doanh chỉ vì kiếm sống, Neil Patel nhận ra rằng cuộc đời này sẽ ý nghĩa hơn nếu bạn có công ty riêng.
Và sau khi đã có vài doanh nghiệp rồi, bạn lại càng muốn có nhiều nữa. Dù việc này đồng nghĩa bạn sẽ phải đối mặt với thêm cả tá thách thức, nó thực sự cũng có nét thú vị riêng.
2. Đảm bảo an toàn tài chính
Nếu không cần sự thú vị, chắc bạn sẽ quan tâm đến vấn đề tài chính hơn. Theo CrunchBase, trung bình một công ty khởi nghiệp thành công tại Mỹ huy động được 41 triệu USD và được định giá 242 triệu USD sau khi ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, đó chỉ là những trường hợp thành công mà thôi. Và tỷ lệ đó chỉ là 10%.
Không phải cứ khởi nghiệp là sẽ thành công như Apple (được định giá 590 tỷ USD), Facebook (200 tỷ USD) hay Airbnb, Uber. Vì vậy, nếu muốn ngồi trên một núi tiền, bạn nên mở nhiều công ty.
3. Luôn giúp bản thân mới mẻ
Mỗi khi bắt đầu một công ty, bạn sẽ học thêm được rất nhiều điều mới. Neil Patel cho biết anh đã thành lập nhiều doanh nghiệp trong các ngành mình hoàn toàn không biết chút gì. Học hỏi vừa thú vị, vừa giúp tư duy sắc bén và cải thiện kỹ năng.
4. Lãng phí kinh nghiệm cá nhân
Một trong những điều tồi tệ nhất bạn có thể đối xử với kinh nghiệm của mình là lãng phí nó. Kinh nghiệm là để sử dụng, chia sẻ và biến thành hành động. Khi đã có kinh nghiệm thành lập một công ty (dù thành công hay thất bại), bạn có thể xem xét và sử dụng chúng cho lần sau, hoặc truyền đạt cho người khác.
5. Có thêm nhiều mối quan hệ giá trị sẽ giúp việc mở công ty sau dễ dàng hơn
Khi mới khởi nghiệp, bạn sẽ phải gặp các nhà đầu tư, chuyên gia tư vấn, các doanh nhân, nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ và những người khác có thể giúp đỡ bạn phát triển việc kinh doanh. Những mối quan hệ này có giá trị rất lớn. Chúng làm giàu cho cá nhân bạn, cho phép bạn gây dựng nền tảng để mở công ty khác.
6. Tầm ảnh hưởng sẽ tăng theo cấp số nhân
Không chỉ giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn, lập nhiều công ty cũng sẽ làm tăng tầm ảnh hưởng của bạn nữa. Với những kinh nghiệm có được, bạn được mời đến chia sẻ, phát biểu tại hội nghị, tham gia các hội thảo, được mời phỏng vấn và viết blog.
Dù khá mệt mỏi, những việc này cũng rất đáng. Ảnh hưởng là một phần thương hiệu cá nhân của bạn, và bạn có thể tận dụng nó để kiếm được nhiều tiền hơn.
7. Xây dựng các doanh nghiệp sau với tốc độ nhanh hơn
Tất cả mọi thứ liên quan đến mở công ty, như kêu gọi tài chính, marketing, phát triển, nghiên cứu, hoạch định chiến lược…đều cần thời gian. Nhưng khi đã quen với việc này rồi, bạn sẽ tiết kiệm được khoảng thời gian đáng kể.
Dù vậy, bạn vẫn cần chú ý những điều sau khi muốn điều hành nhiều công ty:
Hãy cẩn trọng khi lập bất kỳ doanh nghiệp nào . Trở thành một doanh nhân cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận mạo hiểm. Và cuộc sống nói chung cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro.
Bạn không nhất thiết phải chia tay với doanh nghiệp cũ. Khi bắt đầu một công ty mới, bạn sẽ đầu tư và quan tâm sâu sắc hơn đến sự thành công và tương lai của công ty đó. Tuy nhiên, đừng bỏ bê công ty cũ. Bạn vẫn có thể tham gia vào việc điều hành, tư vấn và vẫn thu lợi từ nó.
Chú ý đến việc nghỉ ngơi. Dù kinh doanh mang lại nhiều niềm vui, tốt hơn hết, bạn nên có thời gian thư giãn cho bản thân. Môt kỳ nghỉ dài giữa các dự án kinh doanh sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích hơn.
Ngọc Anh (theo Entrepreneur)
%3Cbr%3E%C4%90%C4%83ng%20k%C3%BD:%20%3Ca%20href=">Bài đăng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét