Doanh nhân Việt sở hữu thị trấn Mỹ: Bỏ tiền mua sự nổi tiếng - Zing News
Hào hứng khi nói về PhinDeli, tên mới của Buford, thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ được rao bán cách đây 2 năm, ông Phạm Đình Nguyên, một doanh nhân Việt Nam, thị trưởng mới của vùng đất này, cho biết ông đã đạt mục đích khi mua lại Buford.
Bỏ tiền mua sự nổi tiếng
Phạm Đình Nguyên được giới truyền thông quan tâm từ sau khi ông trở thành người sở hữu thị trấn Buford, thuộc tiểu bang Wyoming của Mỹ.
Hẹn ông giữa một buổi trưa Sài Gòn nắng gắt, khuôn mặt điềm đạm, chững chạc và cách nói chuyện “lẽ phép”, lối xưng tên gần gũi của ông đối nghịch hẳn với cái thời tiết oi bức, khó chịu ngoài kia. Và càng đối nghịch với tính cách táo bạo, mãnh liệt trong vị doanh nhân sinh năm 1975 này.
Tôi mở đầu câu chuyện: “Chào đại gia, chào người nổi tiếng”. Ông cười hiền: “Người nổi tiếng thì nhận nhưng đại gia thì thực sự là chưa tới”.
Ông nói vậy kể cũng đúng. Bởi thực tế số tiền hơn 19 tỷ đồng vị doanh nhân này bỏ ra để mua một thị trấn của Mỹ chỉ bằng người ta mua một ngôi biệt thự nhỏ ở Hà Nội hay TP HCM. Thế nhưng, sự thật là ông đã rất nổi tiếng.
Vào thời điểm đó, tháng 4/2012, báo chí trong và ngoài nước “sục sôi” tìm kiếm những thông tin về ông, viết về ông. Còn độc giả thì tiếp nhận thông tin vị doanh nhân người Việt đầy ngưỡng mộ. “Tôi ra đường đã bắt đầu bị 'nhòm ngó'. Mấy ai biết, trước lúc tham gia đấu giá và trở thành chủ mới của thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ, tôi chưa một lần được đặt chân đến đất nước hiện đại này”, ông Nguyên hài hước nói.
Chưa một lần đặt chân đến Mỹ, vậy mục đích của ông khi mua Buford là gì và ông có nghĩ là mình thắng trong cuộc đấu giá lần đó? Trả lời câu hỏi này, vị doanh nhân gốc Sài Gòn thật thà cho biết: Lúc đó tôi chỉ nghĩ đơn giản là tham gia đấu giá để mua thị trấn này vì sự nổi tiếng.
Doanh nhân Phạm Đình Nguyên. Ảnh: Vũ Quỳnh. |
“Lúc mua, thật sự là tôi chưa có một kế hoạch kinh doanh cụ thể nào. Vào thời điểm đó, tôi không nghĩ được gì xa xôi hơn. Bởi vì khi biết thông tin thị trấn được rao bán thì đã rất gần với ngày đấu giá, tôi không có nhiều thời gian để chuẩn bị. Lúc đó tôi chỉ đơn thuần nghĩ đến sự nổi tiếng và giấc mơ về Mỹ”, ông Phạm Đình Nguyên nói.
Thế nhưng, sự táo bạo và giấc mơ về Mỹ đã đưa vị doanh nhân trẻ không chỉ chạm đến sự nổi tiếng, nó thực sự đã góp phần không nhỏ trong những thành công của Phạm Đình Nguyên, khi ông biết dùng sự nổi tiếng cá nhân để làm thương hiệu cho nhiều mặt hàng nông sản Việt. Và, thương hiệu cà phê PhinDeli của ông đã được biết đến nhiều hơn không chỉ ở Việt Nam.
Thứ thức uống ngon lành được pha bằng phin này (nghĩa của từ PhinDeli, theo giải thích của ông Phạm Đình Nguyên) đã có mặt ở một thị trấn nhỏ bé của nước Mỹ, thị trấn chỉ có một cư dân, nhưng là điểm dừng chân của hàng nghìn khách du lịch qua đây mỗi ngày.
Nhiều doanh nhân cũng đánh giá, thị trấn nhỏ bé này sẽ chính là bàn đạp để Phạm Đình Nguyên thực hiện giấc mơ đưa cà phê Việt vào thị trường có mức tiêu thụ bậc nhất thế giới.
Thị trường mà PhinDeli đang nhắm tới là Mỹ, Nhật, Đài Loan…việc hợp tác với Kinh Đô là “một mũi tên, trúng hai con chim” – cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu.
Thị trấn hoạt động hiệu quả
Doanh nhân Phạm Đình Nguyên hiện vẫn sinh sống và làm việc tại TP HCM. Ông là Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ phân phối tổng hợp Quốc tế (IDS), là ông chủ của thương hiệu cà phê PhinDeli. Mỗi năm, ngài thị trưởng người Việt này chỉ ghé thị trấn PhinDeli xa xôi khoảng hai hay nhiều lắm là bốn lần. Tuy nhiên, ông vẫn điều hành tốt vùng lãnh địa của mình.
Mặc dù không tiết lộ doanh thu vào thời điểm hiện tại, nhưng thị trưởng Phạm Đình Nguyên cho biết, thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ của ông đang hoạt động rất hiệu quả bởi nguồn thu từ cửa hàng tiện ích, trạm xăng dầu và bốt điện thoại. Đó là những nguồn thu chính của PhinDeli.
“Bốt điện thoại tôi cho chính phủ thuê lại, với giá 300-400 USD mỗi tháng. Trạm xăng dầu vẫn hoạt động đều đặn, phục vụ dân bản địa các thị trấn lân cận, đặc biệt là khách du lịch. Cửa hàng tiện ích với khá nhiều sản phẩm Việt được bày bán, như cà phê, nước mắm, hàng gốm sứ và cả những băng đĩa nhạc của Việt Nam…”, ông Nguyên kể.
Doanh thu của thị trấn này thời ông Don Sammons, thị trưởng cũ, đã có thời điểm lên đến 150.000 USD mỗi năm. Doanh thu sau đó có giảm sút, thậm chí giảm đến 50%, nhưng vẫn đảm bảo cho thị trưởng vùng đất này sống tốt. Khách du lịch ngang qua đây đã mang lại nguồn lợi không nhỏ cho thị trấn được nhiều người biết đến sau khi được rao bán này.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Đình Nguyên, cái mà ông đạt được lớn hơn doanh thu từ việc kinh doanh ở thị trấn chính là làm marketing cho các sản phẩm Việt. Từ thị trấn này, tên tuổi, con người và nhiều sản phẩm của Việt Nam đã được biết đến trên đất Mỹ. Đây cũng sẽ là hướng đi của ông để đưa các mặt hàng nông sản Việt vào Mỹ, đặc biệt là cà phê, sản phẩm được tiêu thụ mạnh ở Mỹ.
Cận giờ “G”, một phụ nữ đến Công an quận Tân Bình, TP HCM để nộp đơn xin nhận lại số tiền 5 triệu yen do chị ve chai nhặt được.
Hàng trăm nạn nhân thiệt mạng trong vụ động đất lịch sử tại Nepal được hỏa thiêu tại đền Pashupatinath, bên bờ sông Bagmati ở thủ đô Kathmandu.
Bản danh sách tập trung của ĐT U23 chuẩn bị cho SEA Games 28 cho thấy, HLV Miura tiếp tục trung thành với quan điểm không xây dựng đội bóng theo mô hình của HAGL.
%3Cbr%3E%C4%90%C4%83ng%20k%C3%BD:%20%3Ca%20href=">Bài đăng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét