Vì sao doanh nghiệp Campuchia không chết yểu ? - BizLIVE
Khu công nghiệp Koh Kong của Campuchia.
Năm khu vực có nhiều doanh nghiệp hoạt động nhất là thủ đô Phnom Penh, với 97.200 doanh nghiệp, tỉnh Kampong Cham với 54.231 doanh nghiệp, tỉnh Kandal với 38.679 doanh nghiệp, tỉnh Siem Reap với 37.622 doanh nghiệp và tỉnh Takeo với 32.780 doanh nghiệp.
Các tỉnh này đều nằm ở khu vực đồng bằng và có số doanh nghiệp chiếm tới hơn 50% tổng số doanh nghiệp tại Campuchia.
Kết quả khảo sát cho thấy lượng doanh nghiệp sử dụng hơn 100 nhân viên đã tăng 14% so với năm 2011, do xu hướng chuyển dịch đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Số lượng doanh nghiệp tăng mạnh cho thấy nền kinh tế Campuchia đang rất phát triển. Cho đến nay, nhiều lĩnh vực Campuchia đã vượt Việt Nam như công nghiệp ô tô, thậm chí lúa gạo, dù lâu nay quốc gia này vốn bị coi là phát triển kém hơn Việt Nam.
Còn nhớ năm ngoái, thông tin Campuchia chế tạo được chiếc xe ô tô Angkor EV 2014 được điều khiển bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số radio (RFID) có trang bị hệ thống GPS, có vận tốc tối đa 60km/giờ, đã gây chấn động.
Đây được coi là thành tựu lớn của ngành chế tạo còn non trẻ của Campuchia, đất nước vốn phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, Thái Lan…
Còn tại Việt Nam, thời gian vừa qua, Madaz, Ford lần lượt từ bỏ những dự án từ 700 triệu đến 1 tỷ USD sản xuất ô tô ở Việt Nam vì không thể tìm mua các linh kiện đơn giản như ốc vít, dây diện hay đồ nhựa.
Các dự án đó được chuyển sang các nước lấn cận sản xuất rồi nhập khẩu xe về Việt Nam với giá đắt.
Sau 20 năm hoạt động, số doanh nghiệp Việt Nam sản xuất linh kiện không phát triển, tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt tới 5 – 10% và giới hạn vào các linh kiện kỹ thuật thô sơ như ắc quy, dây điện, các chi tiết nhựa đơn giản…
Theo thống kê cho thấy, Việt Nam hiện mới chỉ 210 doanh nghiệp tham gia ngành công nghiệp phụ trợ ô tô và chủ yếu sản xuất các loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp, như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa…
Không dừng ở đó, xuất khẩu lúa gạo - vốn là thế mạnh và niềm tự hào của Việt Nam nhưng đến nay cũng đã thua Campuchia.
Trong năm 2014, công ty Amru Rice Campodia của Campuchia đã ký kết một thỏa thuận xuất khẩu gạo với Tập đoàn Hanwha của Hàn Quốc và mong muốn xuất khẩu gạo sang Hàn Quốc.
Ngoài Hàn Quốc, Campuchia cũng cho biết họ đang tích cực xây dựng mối quan hệ đối tác với Mỹ để xuất khẩu gạo sang các thị trường tiềm năng này.
“Thị trường của chúng tôi tại châu Âu đã đạt mức đỉnh, vì vậy chúng tôi sẽ cố gắng mở rộng thị trường tại châu Á, đặc biệt tại Hàn Quốc”, Giám đốc Amru Rice Campodia cho biết
Trong khi đó, trong khi xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào Trung Quốc, một vài nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Indonesia và các nước châu Phi.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2014, cả nước có 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, trong khi có tới 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.
Theo Báo Đất Việt
Đăng ký: Bài đăng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét