Doanh nghiệp offshore Nga lợi hơn khi về nước - Tiếng nói nước Nga
Hãng sản xuất ô tô Sollers đã công bố kế hoạch đưa vốn cổ phần về Nga.
Kế hoạch toàn diện chống offshore trong nền kinh tế Nga cần được hoàn tất trước ngày 1 tháng Bảy năm nay. Nhưng các doanh nghiệp đã nhận được tín hiệu từ phía nhà nước. Năm 2012, hướng tới Hội đồng Liên bang, tổng thống Putin đã tuyên bố rằng “9/10 hợp động hiện có được ký bởi các hãng Nga, kể cả tập đoàn nhà nước không tuân thủ luật pháp Nga”. Các biện pháp của nhà nước cần hướng tới việc chống đưa vốn ra nước ngoài, theo phó trưởng bộ môn lý thuyết kinh tế trường Đại học quản lý Moskva Aleksandr Penkin:
“Đưa vốn tư bản ra nước ngoài làm giảm thuế nộp vào ngân sách. Theo một số dữ liệu, thâm hụt thuế lên đến 50 tỷ USD mỗi năm. Lý do là thuế được nộp ở các đặc khu offshore theo mức thấp, và không nộp vào ngân sách Nga.”
Một phần đề xuất của văn phòng bộ trưởng đã được công bố. Nhà nước không cấm các doanh nghiệp làm ăn ở các đặc khu offshore. Tuy nhiên, hệ thống thuế cho doanh nghiệp của Nga đăng ký ở nước ngoài sẽ ở mức mà họ sẽ có lợi hơn nếu “chuyển về nhà.” Ngoài ra, các công ty offshore bị cắt sự hỗ trợ của nhà nước và hợp đồng nhà nước.
Ngoài việc thu thêm thuế cho ngân sách, kế hoạch chống offshore còn hỗ trợ nhà nước giải quyết một nhiệm vụ khác. LB Nga tuyên bố chính sách quốc gia hóa giới thượng lưu. Các quan chức bị cấm sở hữu tài khoản nước ngoài, cơ quan tài chính đang thành lập hệ thống thanh toán bằng đồng rúp, còn chính quyền thì bắt đầu tích cực bắt doanh nghiệp đăng ký công ty ở trong nước. Giám đốc Viện các vấn đề toàn cầu hóa Mikhail Delyagin nói:
“Điều đó không chỉ liên quan với việc công ty offshore đưa vốn tư bản rất lớn của Nga ra nước ngoài làm tổn thất thuế, mà còn liên quan đến các nguyên nhân chính trị. Vấn đề là ở chỗ trong trường hợp khủng hoảng, những người không gắn liền bản thân mình với nước Nga mà lại sở hữu hoặc điều khiển các hãng Nga có xu hướng ủng hộ phương Tây, kể cả chống lại Nga. Xuất phát từ điều này mà nhà nước tăng cường nỗ lực đưa những người đó về với tổ quốc.”
Các doanh nhân Nga có thái độ nghiêm túc với cuộc chiến chống offshore mà Nga tiến hành cùng với các nền kinh tế hàng đầu của nhóm G-20. Gần đây, các hãng như Rusal, KamAz, MTS, Rosneft đã từ các khu vực miễn thuế quay trở về Nga. Tuần trước, Hãng sản xuất ô tô không lồ Sollers đã đưa vốn cổ phần từ đảo Síp trở về nước. Hãng Sollers sản xuất và bán xe UAZ, Sang Yong (Hàn Quốc), Isuzu (Nhật Bản), và có xí nghiệp liên doanh với Ford và Mazda. Nhà máy chế tạo ô tô Ulyanovsk - thành viên của Sollers – là nhà cung cấp truyền thống cho quân đội và cảnh sát Nga. Theo các nhà phân tích, người đứng đầu hãng Vadim Shvetsov sẽ không mạo hiểm đánh mất một thị trường như vậy và chọn cách đưa doanh nghiệp của mình trở về Nga, không đợi đến khi luật mới được thông qua.
Đăng ký: Bài đăng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét