Trong khi nhiều nhà hàng, quán ăn trở nên vắng khách hơn vào
thời điểm kinh tế ngày càng khó khăn, hàng loạt quán ốc vẫn thu hút
nhiều thực khách, từ những vị khách bình dân cho đến dân văn phòng và
giới thượng lưu. Với thực đơn đa dạng và phong phú như ốc nướng, luộc, xối mỡ, cháo
ốc…, các quán ốc hiện nay không chỉ là địa điểm ăn vặt dành cho khách
rảnh rỗi hay chỗ tụ tập của các chị em, mà còn được các nam thanh nữ tú
vào ăn trưa hay tối. Các quán ốc được nâng cấp và nhiều “phố ốc” đã xuất
hiện tại TP.HCM.
Dập dìu khách… ăn ốc
Chỉ mới khoảng 18g30, “phố ốc” Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình, TP.HCM) đã
bắt đầu nhộn nhịp, các bãi xe chật kín xe máy. Đảo qua đoạn đường chưa
đầy 1km, chúng tôi đếm có gần 10 quán ốc và quán nào cũng có khách đang
lũ lượt vào ra.
Ghé vào quán ốc C trên đường Phạm Văn Hai, trong ngôi nhà lợp mái tôn
rộng khoảng 100m², đập vào mắt chúng tôi là hơn 10 bàn đã kín khách và
hơn 10 bàn khác cũng có 2-3 khách. Trước cửa quán, năm lò nướng bằng
than đỏ rực với bạch tuộc, ốc nhảy, sò điệp, sò lông, hàu bên trên… Bên
cạnh anh nhân viên ngồi nướng áo ướt sũng mồ hôi là mấy đĩa sò dương, sò
huyết, sò lông… đang nướng dở dang. Cuối quán là sáu bếp gas rực lửa
làm các món ốc len xào dừa, ốc cà na hấp sả, cháo hàu, ốc dừa xào bơ, sò
lông hấp, ốc mỡ chấy tỏi. 14 nhân viên quán chạy tới chạy lui liên tục
bưng bê món, ghi thực đơn, lấy nước, bia….
Đến 19g10, bên trong quán không còn bàn trống. Cạnh bàn chúng tôi,
bốn bạn trẻ là nhân viên tại chi nhánh một ngân hàng trên địa bàn cho
biết hầu như mỗi tuần các bạn trong nhóm đều ít nhất một lần ghé quán
này do đã “nghiện” các món ốc dù không khí hơi ồn ào. Khách đông, 11 bếp
của quán không cung cấp kịp thực đơn đặt món của khách. Bàn hai người
ngồi ngay cạnh chúng tôi tỏ vẻ bực mình khi đã gọi món ốc nhảy nướng từ
20 phút trước mà chưa có. Bà chủ quán xắn tay áo cùng nhân viên ngồi
nướng vì các đĩa món ăn của khách đang chất đầy bên bàn chờ nướng. Một
nhóm sáu khách vừa đến, đứng tần ngần mãi ngoài đường vì các vỉa hè
ngoài đường đã chật kín khách. Bên trong quán, 34 bàn xếp thành hai dãy
đã có hơn 100 thực khách ngồi kín.
Sau khi chúng tôi tính tiền và chưa kịp đứng lên, hai nhân viên phục
vụ đã nhanh chóng dọn dẹp, lau bàn để bốn khách đang đứng chờ vào ngồi.
Hai bàn bên cạnh đã kêu tính tiền, trên bàn và dưới đất có 6-7 đĩa trống
và một đống vỏ ốc vương vãi. Nhiều lần đến quán này, chúng tôi nhẩm
tính trung bình một bàn được quay vòng phục vụ ít nhất 3-4 lượt khách
mỗi tối. Không riêng gì khu vực Phạm Văn Hai, những “phố ốc” khác như
Thành Thái (Q.10), Phổ Quang, Thép Mới (Q.Tân Bình), Phan Văn Hân, Ung
Văn Khiêm (quận Bình Thạnh), Dạ Nam (quận 8), Bùi Hữu Nghĩa (Q.5)… luôn
đông nghẹt thực khách vào buổi tối. Món ăn chơi, lợi nhuận khủng
Theo nhân viên một số quán ốc, quán thường mở cửa từ 16g đến 1g-2g
sáng. Vào cuối tuần, khách thường đến trễ, sau khi đi tiệc hoặc chở vợ
con về mới ghé quán. Những ngày còn lại khách đến sớm, cao điểm là sau
giờ tan sở và khoảng 20g-22g. Nhân viên tại một quán ốc tiết lộ trung
bình mỗi ngày quán này tiêu thụ 25-40kg nghêu, 10kg sò huyết, 10kg sò
lông, 20kg hàu…
“Các quán ốc bây giờ không chỉ dành cho khách bình dân
mà cả nhân viên văn phòng, thậm chí khách sang trọng cũng ghé quán”,
nhân viên một quán ốc tại quận 3, TP.HCM nói.
Tại quán ốc trên đường Phạm Văn Hai, một tô nghêu luộc 600-650 gam
được bán với giá 50.000-60.000 đồng, trong khi giá nghêu tại chợ Phạm
Văn Hai gần đấy chỉ 30.000-35.000 đồng/kg.
Nếu mua với số lượng lớn và
là mối ruột, giá có thể thấp hơn. Tương tự, ốc hương tại chợ có giá hơn
500.000 đồng/kg nhưng giá bán tại quán là 700.000 đồng/kg.
Sau chưa đến
một giờ ngồi tại quán ốc này, với hai con ốc tỏi nướng, một đĩa ốc cà na
hấp xả, một đĩa ốc nhung nướng, hai con hàu nướng, một đĩa ốc len xào
dừa và một chai bia, chúng tôi đã “móc xỉa” 340.000 đồng.
“Nhìn vậy chứ cũng không ngon ăn đâu chú ơi. Nếu số nghêu bán không
hết trong ngày, chỉ cần dư chừng bốn tô (2,4kg) coi như huề vốn nhưng
lại lỗ tiền công nhân viên, nhiên liệu, thuê mặt bằng…” – chủ một quán
ốc nói. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, bí quyết để các quán ốc
vẫn thừa nguyên liệu nhưng không bị thiệt hại là mua hải sản tươi sống
về, luộc qua rồi trữ trong tủ đông.
Đến khi chế biến cho vào lò vi sóng
rã đông rồi sơ chế lại, một số món được làm sẵn, nêm nếm và trữ trong tủ
đông. “Nếu không làm theo cách này, những quán ốc lớn sẽ phải dẹp tiệm
sớm vì nếu lấy hàng nhiều mà ế thì lỗ, còn lấy ít lại không đủ cung ứng
cho khách” – nhân viên một quán ốc nói.
Với thâm niên hơn 23 năm bán ốc ngang dọc ở Q.Tân Bình, bà Châu – chủ
một quán ốc – cho biết hoạt động kinh doanh quán ốc đã xuất hiện khá
lâu tại TP.HCM, nhưng trước đây chỉ chuyên phục vụ giới bình dân hoặc
dân ăn nhậu.
Khoảng vài năm trở lại đây, nghề này được nâng tầm lên, thu
hút được cả giới thượng lưu và dân văn phòng khi một số ông bà chủ chịu
khó đầu tư quán khang trang hơn, các món ốc đa dạng hơn. Theo khẳng
định của bà Châu, nhiều quán ốc kiếm bộn tiền, lợi nhuận không dưới 30%
tại thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, nếu thấy “ngon
ăn” mà nhảy vào lại ôm nợ.
“Các loại hải sản không tiêu thụ hết trong
một ngày, nếu không biết bảo quản chất lượng sẽ giảm sút, chế biến không
ngon thì chỉ vài tháng là cụt vốn”
– bà Châu nói.
Dàn sao Việt “khủng” vừa tham dự sự kiện ra mắt tính năng Public Chats của
Viber phiên bản 5.1. Đây là tính năng hoàn toàn mới của Viber, giúp người
dùng t...
Google sẽ đầu tư 550 triệu USD vào tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ
của Trung Quốc JD.com
Google sẽ đầu tư 550 triệu USD vào tập đoàn thương mại đ...
Nghề trồng cây, hoa cảnh không khó, nhưng đòi hỏi tính tỉ mỉ và đam mê. Để
trồng và kinh doanh cây cảnh ở nông thôn, bạn cần chuẩn bị những việc sau.
1...
Hình ảnh những tài tử Hollywood cá tính và quyến rũ trong bộ đồ da, cưỡi
moto phân khối lớn đã trở thành biểu tượng cho sự sành điệu. Nét cá tính,
bụi bặm...
My Corner Office là một nền tảng mạng xã hội sẽ sớm xuất hiện, nơi mà những
công ty có thể sử dụng để tham gia, động viên và khen thưởng các nhân viên
của ...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét