#nguontinviet

Tin Mới

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2023

Cổ phiếu Vietjet tăng gần kịch trần

 

Chứng khoán chìm trong sắc đỏ gần hết thời gian phiên 13/10, nhưng bật ngược lại ngay trước khi đóng cửa nhờ một số mã tăng đột biến, như Vietjet.

Sau chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp, áp lực bán ra chiếm áp đảo trong phiên hôm nay. VN-Index lùi về dưới tham chiếu sau ATO, giữ nhịp giảm cho tới giữa phiên chiều. Sắc đỏ bao trùm bảng điện với đà giảm ở hầu hết nhóm chủ chốt, như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản. Dầu khí là nhóm hiếm hoi vẫn giữ được sắc xanh, nhưng biên độ tăng thấp hơn những phiên gần đây.

Diễn biến này duy trì cho tới 14h, khi dòng tiền bắt đầu tham gia tích cực hơn. Sắc đỏ dần thu hẹp khi một số nhóm cổ phiếu trở lại sắc xanh. Đến ATC, một vài mã tăng đột biến, như Vietjet, giúp chỉ số của sàn HoSE vượt tham chiếu.

Chốt phiên, VN-Index đóng cửa tại 1.154,73 điểm, tăng 3,12 điểm và nối dài mạch tăng 6 phiên liên tiếp. VN30-Index có thêm hơn 1 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index giữ sắc xanh, còn UPCOM-Index giảm nhẹ.

Thanh khoản toàn thị trường đạt gần 16.600 tỷ đồng, với thanh khoản sàn HoSE chiếm gần 14.000 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng gần 284 tỷ đồng.


Tăng mạnh nhất nhóm vốn hóa lớn là cổ phiếu VJC của Vietjet. Mã này mở cửa trong sắc xanh nhưng lùi về dưới tham chiếu vào cuối phiên sáng. VJC sau đó đi ngang cho tới 14h, trước khi bất ngờ tăng mạnh. Chỉ trong 30 phút cuối phiên, mã này vọt hơn 6%, đóng cửa ở mức 103.800 đồng.

Ngoài VJC, GVR và MWG cũng giao dịch tích cực với biên độ tăng hơn 2%, SAB có thêm 1,7%, BID, VCB, HDB, VRE, MBB chốt phiên trên tham chiếu.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, một số mã cũng giao dịch đột biến. PDR chốt phiên sáng giảm hơn 2%, nhưng cũng như VJC, mã này tăng mạnh sau 14h. Chốt phiên, PDR tăng kịch trần với thanh khoản gần 16 triệu cổ phiếu được sang tay. Một số mã bất động sản khu công nghiệp như VGC, IDC đóng cửa có thêm hơn 2%.

Ngược lại, một số mã ngân hàng, bất động sản chìm trong sắc đỏ. Trong VN30, VIB, VHM, BCM, CTG giảm trên 1%, TCB, VIC, BVH mất gần 1% thị giá.

 
--
Tiếp thị
_._,_._,_

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2023

Vincom Retail cùng lúc công bố quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc thường trực.

 

Ngày 11-10, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty CP Vincom Retail (mã CK: VRE) vừa quyết định bổ nhiệm bà Phạm Thị Thu Hiền giữ chức Tổng giám đốc công ty

Bà Hiền là Phó tổng giám đốc kinh doanh và Marketing của Vincom Retail trước khi đảm nhận vị trí Tổng giám đốc công ty. 

Bà Phạm Thị Thu Hiền sinh năm 1977, là cử nhân ngành Tài chính Ngân hàng, Học viện Ngân hàng và thạc sĩ ngành Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là mảng kinh doanh bất động sản bán lẻ.

Gia nhập Vincom Retail từ năm 2014, bà Hiền đảm nhiệm vị trí Giám đốc Kinh doanh quản lý nhóm khách chuỗi, khách lớn và khách quốc tế, sau đó là vị trí Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh và Marketing từ tháng 3-2021, trước khi được bổ nhiệm ngồi "ghế nóng" của doanh nghiệp này.

Bà Phạm Thị Thu Hiền, tân tổng giám đốc của Vincom Retail


Trong khi đó, bà Trần Mai Hoa, nguyên Tổng giám đốc, sẽ tiếp tục tham gia công tác định hướng chiến lược cho Vincom Retail trong vai trò thành viên HĐQT.

Cùng ngày, Ban lãnh đạo Vincom Retail cũng được tăng cường với một thành viên mới là bà Vũ Tuyết Hằng giữ chức Phó Tổng giám đốc Thường trực để hỗ trợ HĐQT, ban giám đốc quản trị các hoạt động chung của công ty và chịu trách nhiệm chính về vận hành hệ thống trung tâm thương mại Vincom trên cả nước. 

Bà Hằng gia nhập Tập đoàn Vingroup từ năm 2005 và từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong Ban điều hành Vingroup, tham gia trực tiếp vào các dự án cải tổ hệ thống quản trị của tập đoàn và đã có đóng góp to lớn trong việc xây dựng, cải tổ hệ thống vận hành các công ty con như VRE, Vinpearl trong các giai đoạn chuyển đổi này.

Tính đến hết ngày 30-9, Vincom Retail sở hữu 83 trung tâm thương mại, hiện diện tại 44 tỉnh, thành và thành phố trên toàn quốc.

Với tổng diện tích mặt sàn bán lẻ lên tới gần 1,80 triệu m2, Vincom Retail là nhà phát triển, sở hữu, quản lý và vận hành mặt bằng bán lẻ hàng đầu Việt Nam về quy mô, tốc độ phát triển và trải nghiệm khách hàng.


[vnindex] 13/10/2023

 

Từ mức giảm sâu nhất tới gần 13 điểm đầu phiên chiều, thị trường đảo chiều phục hồi nhờ lực cầu bắt đáy gia tăng và đóng cửa VN-Index bật tăng 3,12 điểm tương đương +0,27%. Dù mức tăng chung cuộc không đáng kể, nhưng thị trường đã vượt qua thành công đợt chốt lời khá thuận lợi trên cơ sở lực bán cũng kém...

VN-Index quay đầu tăng ấn tượng trong phiên chiều nay.
VN-Index quay đầu tăng ấn tượng trong phiên chiều nay.

Từ mức giảm sâu nhất tới gần 13 điểm đầu phiên chiều, thị trường đảo chiều phục hồi nhờ lực cầu bắt đáy gia tăng và đóng cửa VN-Index bật tăng 3,12 điểm tương đương +0,27%. Dù mức tăng chung cuộc không đáng kể, nhưng thị trường đã vượt qua thành công đợt chốt lời khá thuận lợi trên cơ sở lực bán cũng kém.

Do diễn biến giảm sâu diễn ra trước, cổ phiếu phục hồi phải vượt qua biên độ khá rộng mới tới tham chiếu, nên dư địa để tăng trên tham chiếu không nhiều. Độ rộng của VN-Index cũng không quá tốt với 192 mã tăng/274 mã giảm. Dù vậy nếu so với đáy ngay đầu phiên chiều chỉ có 64 mã tăng/404 mã giảm thì đây là sự thay đổi rất đáng kể.

Trong số 192 mã tăng cũng chỉ có 76 mã tăng được hơn 1%. Tuy nhiên thanh khoản nhóm này cũng chiếm 34% tổng giá trị khớp sàn HoSE là một tỷ lệ khá cao, thể hiện hiệu quả của dòng tiền vẫn rõ rệt ở những mã hút được thanh khoản. Nhiều cổ phiếu đạt biên độ phục hồi cực kỳ ấn tượng với thanh khoản lớn.

PDR ngay đầu phiên chiều nay rơi xuống đáy thấp nhất ngày, giảm 2,67% sau đó quay đầu tăng kịch trần. Biên độ phục hồi tính ra tới 9,92%, thanh khoản cực tốt với 394,2 tỷ đồng, cao nhất 14 phiên. VJC gây sốc với vài lệnh quét khối lượng lớn cũng có lúc đẩy giá kịch trần trước khi tụt xuống còn tăng 6,24% so với tham chiếu, thanh khoản 129,9 tỷ đồng. Biên phục hồi của VJC cũng tới 7,45%. DXG từ đáy giảm 3,63% đảo chiều tăng 2,51%, tương đương phục hồi 6,38% trên nền thanh khoản 253,5 tỷ đồng… Loạt mã như KBC, NKG, HAH, PC1, FTS, PVT cũng phục hồi 3% tới 5% chỉ trong buổi chiều với thanh khoản cả trăm tỷ đồng.

Chiều nay sàn HoSE tăng thanh khoản 38% so với buổi sáng, đạt hơn 7.622 tỷ đồng. Tính cả HNX, thanh khoản phiên chiều tăng trên 36%, đạt 8.694 tỷ đồng. Mức tăng thanh khoản này tạo được chiều giá phục hồi mạnh mẽ là một kết quả tích cực nhờ lực cầu bắt đáy hành động quyết liệt ở vùng giá dưới tham chiếu.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn phục hồi kém là nguyên nhân khiến VN-Index chỉ xanh nhẹ.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn phục hồi kém là nguyên nhân khiến VN-Index chỉ xanh nhẹ.

Do điểm số phụ thuộc nhiều vào các cổ phiếu blue-chips nên khi VN30-Index đóng cửa chỉ tăng 0,1% là có thể hiểu động lực vẫn chưa hoàn toàn “tận sức”. Thực vậy rổ này vẫn còn 16 giảm đóng cửa dưới tham chiếu và chỉ 13 mã xanh. Khả năng phục hồi của VN-Index hoàn toàn là nhờ khả năng thu hẹp mức giảm, hơn là đẩy giá tăng trên tham chiếu. Ví dụ HPG phục hồi từ đáy 1,98% nên dù đóng cửa còn giảm 0,19% thì vẫn giúp chỉ số đi lên. SSI, STB, GAS, MSN cũng vậy.

Những cổ phiếu đảo chiều ấn tượng trong nhóm blue-chips và có đóng góp lớn cho điểm số khi tăng vượt tham chiếu là VJC, GVR, VPB, SAB. Thanh khoản tốt nhất trong nhóm này buổi chiều là VPB, đạt 233,4 tỷ đồng, gấp gần 4 lần thanh khoản phiên sáng. VPB chạm đáy lúc 1h43, giảm 2,06% sau đó quay đầu tăng 2,1% từ đáy này và vượt tham chiếu 0,46%. Ngoài VPB, SSI, STB, HPG, MWG, FPT, VIC là những blue-chips thu hút dòng tiền mạnh chiều nay, đều giao dịch trên trăm tỷ đồng.

Điều còn thiếu trong nhịp phục hồi ấn tượng buổi chiều là khả năng tăng cao hơn của nhóm trụ. Trong 10 mã vốn hóa lớn nhất có khả năng lôi kéo VN-Index thì chỉ có 4 mã tăng là VCB tăng 0,7%, BID tăng 0,83%, VNM tăng 0,4% và VPB tăng 0,46%. 6 cổ phiếu còn lại vẫn đỏ, trong đó VHM giảm 1,37%, CTG giảm 1,01%.

Khối ngoại chiều nay vẫn đứng ngoài xu thế phục hồi, thực hiện bán ròng tiếp 101,9 tỷ đồng nữa trên HoSE. Tính chung cả ngày, mức bán ròng là 277,1 tỷ. HNX được mua ròng 33,6 tỷ tập trung vào IDC (+28 tỷ), UpCOM bị bán ròng 9,2 tỷ, dồn vào VEA (-10,4 tỷ). Các mã trên HoSE bị bán nhiều là HPG -134,6 tỷ, MWG -123,2 tỷ, FPT -59,5 tỷ, VPB -50,7 tỷ, FUEVFVND -88,8 tỷ, E1VFVN30 -25,6 tỷ. Bên mua có DGC +52,5 tỷ, KDH +27,7 tỷ, SSI +24,8 tỷ, VCB +22,1 tỷ, PDR +20,5 tỷ.


Thứ Tư, 4 tháng 10, 2023

Vinamilk đứng Top 5 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu

 

Vinamilk là đại diện duy nhất của Đông Nam Á lọt Top 5 Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu (theo chỉ số Giá trị nhận thức về tính bền vững-SPV) do Brand Finance mới công bố.

Theo báo cáo Thực phẩm và Đồ uống Toàn cầu năm 2023 do Brand Finance công bố mới đây, Vinamilk là đại diện duy nhất của Đông Nam Á lọt Top 5 Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu (theo chỉ số Giá trị nhận thức về tính bền vững-SPV).

Hơn nữa, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk cao nhất Top 10 (với 5,75 điểm), vượt qua nhiều tên tuổi lớn khác trong ngành sữa thế giới.

Tính bền vững của thương hiệu - khía cạnh mới đang được quan tâm

Theo Bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023 do Brand Finance (tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, trụ sở tại Anh Quốc) công bố, Vinamilk là Doanh nghiệp dẫn đầu Top 10 thương hiệu có tính bền vững cao, góp phần nâng giá trị thương hiệu lên mốc 3 tỷ USD (từ mức hơn 2,8 tỷ USD vào năm ngoái).

Không dừng lại ở phạm vi quốc gia, những đóng góp cho phát triển bền vững của Vinamilk còn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Theo báo cáo toàn cầu Thực phẩm và Đồ uống do Brand Finance công bố mới đây, Vinamilk là đại diện duy nhất của Đông Nam Á lọt Top 5 Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu (theo SPV).

Cụ thể, theo bảng xếp hạng này, giá trị nhận thức về tính bền vững tại Vinamilk được Brand Finance định lượng là 253 triệu USD, xếp thứ 5 trong Top 10. Trong khi đó, điểm nhận thức về tính bền vững (tính trên thang điểm 10) của Vinamilk cao nhất Top 10 với 5,75 điểm, vượt qua nhiều thương hiệu khác đến từ các quốc gia có ngành sữa phát triển như Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản… Đây là kết quả rất đáng khích lệ khi ngành sữa Việt Nam còn non trẻ so với nhiều quốc gia, đặc biệt là về lĩnh vực phát triển bền vững.

Cũng theo báo cáo trên, Vinamilk tiếp tục duy trì thứ hạng 6 trong Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu và Top 2 thương hiệu mạnh toàn cầu của ngành sữa. Có thể thấy, bên cạnh giá trị và sức mạnh, yếu tố “phát triển bền vững” của thương hiệu là điểm nổi bật trong báo cáo năm nay, khi xu hướng này đang được đẩy mạnh trên phạm vi quốc tế.

Ông Alex Haigh, đại diện Brand Finance khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhận định: “Vinamilk đang hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 và liên tục đi đầu trong mô hình kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tái tạo. Ngoài phạm vi môi trường, Vinamilk cũng đang hỗ trợ cộng đồng địa phương và khách hàng, đơn cử như chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam với hơn 42 triệu ly sữa đã được mang đến cho trẻ em Việt Nam. Hoạt động kinh doanh ổn định là minh chứng rõ ràng cho thấy các nỗ lực phát triển bền vững đang được đền đáp.”

Giảm thiểu dấu chân carbon và sản phẩm dẫn dắt tiêu thụ có trách nhiệm, là 2 hạng mục mà Vinamilk được vinh danh ở giải thưởng Top 50 Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam vừa qua (do tạp chí Nhịp cầu Đầu tư công bố). Theo lãnh đạo doanh nghiệp, đây cũng là 2 trong số nhiều khía cạnh mà Vinamilk đang chú trọng.

Tại tọa đàm “Thúc đẩy mô hình kinh doanh hướng tới Net Zero” thuộc khuôn khổ giải thưởng này, ông Lê Thành Liêm, Giám đốc Điều hành Tài chính của Vinamilk, lý giải về những động lực để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu Net Zero: “Người tiêu dùng là động lực buộc doanh nghiệp phải thực hành phát triển bền vững. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề môi trường, lợi ích cộng đồng bên cạnh chất lượng sản phẩm và đưa ra yêu cầu ngày càng cao ở các sản phẩm xanh… Điều này là thách thức nhưng sẽ là động lực lớn nhất cho doanh nghiệp và thương hiệu để phát triển theo hướng bền vững hơn,” ông Liêm chia sẻ.

Cụ thể, gần đây nhất, trong giai đoạn chiến lược 2022-2026, Vinamilk đã công bố phát triển bền vững trở thành 1 trong 4 mũi nhọn chiến lược và chương trình hành động, cùng lộ trình tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có cả nhà máy và trang trại đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn Pas 2060: 2014, với 2 đơn vị là Nhà máy sữa Vinamilk Nghệ An và Trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An đã trở thành những đơn vị đầu tiên đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn này.

 

Vinamilk cũng là một điển hình cho thấy việc đầu tư cho tính bền vững của doanh nghiệp nói chung và thương hiệu nói riêng là cả một quá trình, chứ không chỉ là nhất thời trong ngắn hạn. Từ năm 2012, doanh nghiệp này đã được biết đến nhiều qua việc phát hành Báo cáo Phát triển Bền vững theo các chuẩn mực Thế giới, được thực hiện công phu, chi tiết, minh bạch và kiểm toán bởi bên thứ 3. Đây cũng là thời điểm, Vinamilk triển khai hàng loạt dự án phát triển bền vững mà đến nay đã mang lại kết quả tích cực như Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam, triển khai năng lượng mặt trời, năng lượng xanh cho toàn bộ trang trại và nhà máy

 Từ năm nay, Vinamilk cũng triển khai hàng loạt dự án mới để thúc đẩy tiến trình này như “Trồng cây hướng đến Net Zero” (phối hợp cùng Bộ Tài nguyên & Môi trường); “Cánh rừng Net Zero Vinamilk Đất mũi Cà Mau;” hoàn tất thực hiện kiểm kê đo lường khí nhà kính tại nhà máy, trang trại; nghiên cứu & phát triển các sản phẩm có yếu tố xanh, bền vững… Từ đó, đưa các thông điệp về phát triển bền vững từ doanh nghiệp đến với chính nhân viên, người tiêu dùng và lan tỏa rộng hơn ra cộng đồng, góp phần thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững phát triển./.

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2023

Keppel Land Việt Nam: Các khoản phải thu chiếm 91% tài sản, vốn chủ sở hữu âm hàng trăm tỷ đồng

 Không chỉ có kết quả kinh doanh kém sắc, chất lượng tài sản của Công ty TNHH Keppel Land Việt Nam cũng ở tình trạng rất xấu khi hầu hết tài sản nằm ở các khoản phải thu và vốn chủ sở hữu âm hàng trăm tỷ đồng.∴

Keppel Land Việt Nam – công ty thuộc Tập đoàn Keppel (Singapore) là một trong những nhà đầu tư bất động sản nước ngoài lớn mạnh nhất trên thị trường bất động sản Việt Nam.

Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây (2021 – 2022), kết quả kinh doanh của công ty này khá tệ khi liên tục lỗ trước thuế với mức lỗ lần lượt là 82 tỷ đồng và 31 tỷ đồng.

Không chỉ đi xuống về kinh doanh, chất lượng tài sản của Keppel Land Việt Nam cũng trở xấu rất nhanh kể từ năm 2020. Biểu hiện rõ nét nhất là sự gia tăng liên tục, nhanh chóng của các khoản phải thu, cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong cơ cấu tổng tài sản.

Cụ thể, nếu như năm 2018, các khoản phải thu mới chỉ là 95 tỷ đồng, chiếm 34% tổng tài sản thì sang năm 2019, con số tuyệt đối đã tăng lên 133 tỷ đồng (tương đương tăng 40%) và chiếm tới 70% tổng tài sản.

Năm 2020, giá trị các khoản phải thu tiếp tục tăng thêm 77%, lên 236 tỷ đồng, chiếm 79% tổng tài sản. Năm 2021, mức tăng là 46% và chiếm tới 92% tổng tài sản.

Đà tăng tiếp diễn ở năm 2022, với mức tăng 33%, đạt 462 tỷ đồng và chiếm 91,3% tổng tài sản.

Cùng với sự gia tăng của các khoản phải thu là sự suy giảm rất mạnh về quy mô vốn bằng tiền của Keppel Land Việt Nam. Từ năm 2018 đến 2021, tiền và tương đương tiền của công ty đã giảm một mạch từ 179 tỷ đồng xuống chỉ còn chưa đầy 11 tỷ đồng, tương đương giảm 94%. Năm 2022, lượng tiền và tương đương tiền có sự phục hồi, tăng 2,5 lần, nhưng giá trị tuyệt đối cũng chỉ là 27 tỷ đồng.

Song, điều đáng nói hơn cả là tài sản của Keppel Land Việt Nam đều được tài trợ từ nợ phải trả, bởi suốt từ năm 2018 đến năm 2022, Keppel Land Việt Nam luôn trong tình trạng âm vốn chủ sở hữu.

Cụ thể, năm 2018, tài sản của công ty là 279 tỷ đồng, song nợ phải trả lên tới 450 tỷ đồng, đồng nghĩa vốn chủ âm 171 tỷ đồng. Mức âm vốn chủ trong năm 2019 là 145 tỷ đồng, năm 2020 là 31 tỷ đồng, năm 2021 là 114 tỷ đồng và 2022 là 145 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nợ phải trả, nợ vay luôn chiếm một tỷ trọng lớn, lần lượt các năm từ 2018 đến 2022 là: 75%, 54%, 53%, 51%, 53% với giá trị tuyệt đối dao động từ 170 tỷ đồng đến 350 tỷ đồng.

Tính đến năm 2022, lỗ lũy kế của Keppel Land Việt Nam đã lên tới 164 tỷ đồng, cho thấy tình trạng rất căng thẳng của doanh nghiệp này.


Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2023

VNPAY hợp tác với Saigon Co.op triển khai thanh toán số, giảm 100.000 đồng cho mỗi khách hàng

 Fintech hàng đầu Việt Nam - VNPAY hợp tác với chuỗi siêu thị Saigon Co.op triển khai giải pháp thanh toán VNPAY-POS và VNPAY-QR với nhiều tính năng nổi bật, giúp hàng triệu người dùng thanh toán tiện lợi, tiết kiệm hơn.

Saigon Co.op - “gã khổng lồ” trong ngành bán lẻ, sở hữu hơn 1000 điểm bán trên toàn quốc từ siêu thị, đại siêu thị đến cửa hàng tiện lợi. Đa dạng thương hiệu và mô hình bán lẻ là thế mạnh riêng của Saigon Co.op so với các nhà bán lẻ khác trong việc phân phối hàng hóa, nhất là hàng bình ổn giá, nhu yếu phẩm. Trong khi đó, VNPAY là đơn vị cung cấp các giải pháp thanh toán điện tử hàng đầu Việt Nam. Việc hợp tác lần này sẽ giúp hai bên phát huy được tối đa lợi thế và giúp người dân dễ dàng tiếp cận các hình thức thanh toán hiện đại, qua đó góp phần thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trên mọi vùng miền.

Cụ thể, bắt đầu từ 10/12/2022, người tiêu dùng đã có thể lựa chọn đa dạng các hình thức thanh toán số của VNPAY bao gồm VNPAY-QR, VNPAY-POS tại tất cả các chuỗi cửa hàng, siêu thị Co.opmart và Co.opXtra và giải pháp Cổng thanh toán VNPAY trên các trang thương mại điện tử của Saigon Co.op.

fintech-hang-dau-vnpay-cong-bo-hop-tac-voi-chuoi-sieu-thi-saigon-coop-trien-khai-giai-phap-thanh-toan-so-1670228154.jpg
Fintech hàng đầu VNPAY công bố hợp tác với chuỗi siêu thị Saigon Co.op triển khai giải pháp thanh toán số

VNPAY-POS là giải pháp toàn diện được tích hợp trên thiết bị SmartPOS do VNPAY phát triển với tính năng nổi bật như chấp nhận thanh toán tất cả các loại thẻ bao gồm: thẻ từ, thẻ chip hay thẻ contactless (công nghệ thanh toán không tiếp xúc). Đặc biệt, phương thức thanh toán VNPAY-QR tích hợp trên thiết bị này cho phép khách hàng thanh toán bằng QR-code thông qua ứng dụng Mobile Banking của hơn 34 ngân hàng và 15 ví điện tử một cách tiện lợi. 

Bên cạnh đó, dù ở bất cứ đâu người dùng còn có thể dễ dàng mua sắm thông qua các trang thương mại điện tử của Saigon Co.op mà vẫn có thể thanh toán nhanh gọn với cổng thanh toán VNPAY. Nếu trước đây người dùng phải mất đến 15 - 20 phút di chuyển và chờ đợi tại quầy thì với thanh toán điện tử, thì giờ đây người dùng mất chưa đầy 1 phút để hoàn thành giao dịch.

giai-phap-cong-nghe-vnpay-pos-phuong-thuc-thanh-toan-vnpay-qr-se-duoc-trien-khai-tai-cac-chuoi-sieu-thi-cua-saigon-coop-1670228154.jpg
Giải pháp công nghệ VNPAY-POS & phương thức thanh toán VNPAY-QR sẽ được triển khai tại các chuỗi siêu thị của Saigon Co.op

“Với mong muốn thúc đẩy thanh toán số phổ biến sâu rộng đến với người dân, giúp cuộc sống đơn giản và tiện lợi hơn, VNPAY không ngừng phát triển và mở rộng mạng lưới bên cạnh 250.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc như hiện tại. Hợp tác với Saigon Co.op là bước tiến lớn trên hành trình kiến tạo lợi ích tối đa cho người dùng trong thời đại số hóa, để bất cứ ai, dù ở bất cứ đâu hay làm bất cứ việc gì và  từ việc đơn giản nhất như đi chợ, mua sắm hàng ngày người dân cũng không cần dùng đến tiền mặt.” - Ông Lê Tánh - Tổng Giám đốc VNPAY chia sẻ trong buổi lễ ký kết hợp tác với Saigon Co.op.

Là một trong những người yêu thích xu hướng mua sắm hiện đại, chị Diệu Hương (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) hào hứng chia sẻ khi biết sẽ có thêm hình thức thanh toán của VNPAY  tại siêu thị Co.opmart gần nhà: "Vậy là từ giờ tôi có thể tự tin dẫu không có tiền mặt vẫn tha hồ mua sắm tiện lợi, miễn sao trong bóp luôn có điện thoại hoặc thẻ là có thể thanh toán!"

 
thanh-toan-khong-tien-mat-dang-ngay-cang-duoc-ua-chuong-trong-nhieu-linh-vuc-1670228154.jpg
Thanh toán không tiền mặt đang ngày càng được ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực

Song song với việc triển khai phương thức thanh toán hiện đại, VNPAY cùng Saigon Co.op liên tục tung ra nhiều ưu hấp dẫn, qua đó giúp người dùng nhận thấy những lợi ích được hưởng khi thanh toán không tiền mặt tại Co.opmart và Co.opXtra. 

Cụ thể, từ ngày 10/12/2022 khi mua sắm tại Co.opmart và Co.opXtra, mỗi người dùng đều nhận được mã giảm giá lên đến 100.000 đồng. Bên cạnh đó, người dùng có thể nhận thêm ưu đãi từ chuỗi hoạt động trên kênh Facebook chính thức của hai thương hiệu và tại sự kiện khởi động diễn ra vào hai ngày 10/12 và 11/12/2022 tới đây tại thành phố Hồ Chí Minh.

Với vị thế là thương hiệu quốc gia, VNPAY luôn mong muốn đáp ứng các xu hướng mua sắm mới của khách hàng, cũng như hỗ trợ chuyển đổi số và tự động hóa trong cả khâu thanh toán cho các đối tác. Qua việc hợp tác với Saigon Co.op, VNPAY kỳ vọng sẽ góp phần đưa thanh toán không dùng tiền mặt trở thành thói quen của người Việt, mang lại trải nghiệm mới lạ, tiện lợi và nâng cao phong cách sống hàng ngày cho người tiêu dùng tại Việt Nam.Nhân dịp hợp tác, VNPAY và Saigon Co.op tổ chức ngày hội săn ưu đãi cùng với loạt chương trình khuyến mại:

 
--

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2023


 Tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, Công ty ra đời theo Quyết định của tỉnh Đồng Nai. Công ty đã xây dựng được mạng lưới đại lý và cửa hàng rộng khắp địa bàn tỉnh Bình Định và 3 tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Kom Tum, doanh thu hàng năm đạt 1.000 tỷ đồng, liên tục được xếp vào top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Sự vững mạnh của thương hiệu Petec Bidico ngày càng được khẳng định. Trên địa bàn, so với các đơn vị trong ngành nói chung Công ty là một trong những doanh nghiệp có uy tín tốt.


Thông tin chung

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế: 4100406219
- Tên viết tắt: PETEC BIDICO
- Vốn điều lệ: 40.391.470.000 đồng 
- Người đại diện theo pháp luật của công ty: TRẦN TRỌNG BÌNH và NGÔ MINH HẢI
- Mã chứng khoán: GCB 
- Địa chỉ trụ sở chính: 389 Trần Hưng Đạo - TP Quy Nhơn - tỉnh Bình Định  
- Điện thoại: (+84) 0256. 3822233 - 3822090 - Fax: (+84) 0256. 3823863 - Email: info@petecbidico.com.vn

Hình thành và phát triển

Tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước, Công ty Cổ phần PETEC Bình Định (PETEC BIDICO) ra đời theo quyết định số 35/2001/QĐ-UB của UBND tỉnh Bình Định, hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.
Từ ngày thành lập đến nay, Công ty đã xây dựng được mạng lưới đại lý và cửa hàng rộng khắp địa bàn tỉnh Bình Định và 3 tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum; doanh thu hàng năm đạt 1.000 tỷ đồng, liên tục được xếp vào Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Ngành nghề kinh doanh chính

• Kinh doanh xăng dầu: 
Với thế mạnh bán buôn, bán lẻ các loại xăng dầu, Công ty đã có hơn 40 đại lý và cửa hàng xăng dầu được phân bố rộng khắp các huyện, thành phố trong tỉnh Bình Định. Sản lượng bán ra đạt 70 triệu lít/năm.
Hệ thống kho chứa và Trạm trung chuyển xăng dầu 1.000 tấn tại Cảng Quy Nhơn (được Cục Hàng hải Việt Nam công nhận nằm trong hệ thống cảng biển quốc gia) hoạt động hiệu quả giúp chủ động được nguồn hàng cung cấp cho các đại lý. 

• Kinh doanh xi măng: 
Là nhà phân phối chính thức cho các công ty sản xuất xi măng nổi tiếng như: Nghi Sơn, Phúc Sơn, Hoàng Long, .... Có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp địa bàn tỉnh Bình Định và 3 tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum. Số lượng xi măng bán ra trên 250 ngàn tấn/năm. 

• Hợp tác kinh doanh đa lĩnh vực: 
Chúng tôi có nhiều mặt bằng đắc địa tại thành phố Quy Nhơn, Thị xã An Nhơn và các huyện, luôn sẵn sàng hợp tác với các Quý đối tác có nhu cầu trong lĩnh vực Thương mại dịch vụ - Sản xuất vật liệu xây dựng.


THÔNG TIN CƠ BẢN THÔNG TIN NIÊM YẾT
Mã SIC GCB Ngày niêm yết 28/12/2016
Mã ngành ICB 5373 Nơi niêm yết UPCOM
Năm thành lập 21/03/1991 Giá chào sàn (VNĐ) 13,000
Vốn điều lệ 40.4 tỷ Ngày phát hành cuối 13/04/2023
Số lượng nhân sự 76 KL đang niêm yết 4,039,147


KInh Doanh

  • - VN-Index: 1.050,3 điểm (-0,5%) - HNX-Index: 211,2 điểm (-0,8%) - UPCoM-Index: 72,5 điểm (-0,3%) *Nhận định* Thị trường chứng khoán Việt Nam...
  • Mới đây, theo truyền thông đưa tin, Kilo - một startup hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử B2B (Business to Business) tại Việt Nam đã ngừng ho...
  • Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,7% trong năm 2023 và sẽ hồi phục lên 5,4% và 6% trong năm 2024-2025. Tuy n...
  • *Một người đàn ông Ấn Độ được truyền thông Ấn Độ mệnh danh là 'người ăn xin giàu nhất thế giới' vì sở hữu số tài sản trị giá hơn 1 triệu USD nhờ nghề ăn...
  • Bạn sẽ bị loại nho có hình dáng độc đáo này gây ấn tượng ngay từ lần đầu trông thấy chúng 🍇🍇 🍇🍇🍇Vẻ ngoài kì lạ như những ngón tay 🖐🖐🖐cùng hương v...
  • Thu giá?
  • Hạt giống cây lạc tiên hoa tía - Passiflora incarnata http://ift.tt/1L6Znff via Tumblr http://ift.tt/1N7VhnK
  • Hình ảnh những tài tử Hollywood cá tính và quyến rũ trong bộ đồ da, cưỡi moto phân khối lớn đã trở thành biểu tượng cho sự sành điệu. Nét cá tính, bụi bặm...
  • My Corner Office là một nền tảng mạng xã hội sẽ sớm xuất hiện, nơi mà những công ty có thể sử dụng để tham gia, động viên và khen thưởng các nhân viên của ...

Search