#nguontinviet

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

15 triệu USD thúc đẩy thị trường dịch vụ dự phòng HIV ở Việt Nam - Vietnam Plus




Thuốc ARV được đóng gói để cấp phát cho bệnh nhân. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)



Ngày 31/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) chính thức khởi động Dự án Thúc đẩy tăng trưởng thị trường.

Dự án nhằm khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân trong nước và thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường thương mại cho các sản phẩm và dịch vụ dự phòng HIV.


Trong khuôn khổ Dự án Thúc đẩy tăng trưởng thị trường, USAID sẽ phối hợp với các doanh nghiệp tư nhân cung cấp các dữ liệu về thị trường, hồ sơ khách hàng, thành lập Nhóm cố vấn phát triển thị trường, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các giải pháp sáng tạo của các doanh nghiệp tham gia thị trường này.


Để hình thành môi trường hiện đại cho hàng hóa và dịch vụ dự phòng HIV, dự án sẽ khai thác thị trường mới cùng nhà sản xuất, tạo cơ hội cho các kênh phân phối mới và kích cầu của người có nguy cơ cao (người nghiện chích ma túy, phụ nữ mại dâm và nam quan hệ tình dục đồng giới).


Dự án sẽ huy động sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân ở các lĩnh vực như nhà nhập khẩu, sản xuất, phân phối hàng hóa dự phòng HIV, các nhà cung cấp dịch vụ y tế tư nhân…


Đồng thời, USAID cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước để được hỗ trợ về chính sách và pháp lý, trong đó sẽ vận động đưa vào áp dụng con dấu đảm bảo chất lượng cho bao cao su và các hàng hóa, dịch vụ dự phòng HIV khác.


Phát biểu tại buổi lễ, ông Ariel Pablos-Méndez, Giám đốc Chương trình Y tế toàn cầu của USAID, cho biết USAID cam kết hỗ trợ các giải pháp tiếp cận bền vững nhằm cải thiện sức khỏe tại Việt Nam.


Đồng thời, ông nhấn mạnh mục tiêu lớn nhất mà dự án muốn hướng tới là các giải pháp của khu vực tư nhân sẽ giúp giải quyết các vấn đề về tiếp cận và nhu cầu về các loại hàng hóa có ý nghĩa quan trọng để phòng chống HIV thành công ở Việt Nam.


Đánh giá về dự án, ông Võ Tân Thành, Giám đốc Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận định doanh nghiệp trong nước có thể tham gia vào nhiều hợp phần của dự án trong vai trò là nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa và dịch vụ, kênh phân phối hàng hóa, các nhà bán lẻ và thông qua các chương trình Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp để có những giải pháp hiệu quả nhằm cải thiện tình hình bệnh dịch HIV tại Việt Nam.


Bên cạnh đó, trong điều kiện suy giảm nguồn viện trợ phát triển nói chung và cho các chương trình liên quan đến HIV/AIDS nói riêng thì vai trò của Chính phủ và khu vực tư nhân trong trận chiến phòng chống HIV càng trở nên quan trọng và cấp thiết.


Dự án được triển khai trong 5 năm, từ nay đến năm 2019, do tổ chức PATH (một tổ chức quốc tế phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực y tế) phối hợp với Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số và một số đơn vị khác thực hiện. Tổng kinh phí của dự án là 15 triệu USD./.



Michelle Phan: Từ ngôi sao YouTube đến nữ doanh nhân doanh thu 84 triệu đô ... - Người Đưa Tin

@

Đừng bao giờ đánh giá thấp YouTube.


Nếu là những tín đồ YouTube, bạn không nên bỏ qua các clip hướng dẫn make up theo chủ đề Halloween của Michelle Phan, trong đó nổi bật nhất là video “"Barbie Transformation Tutorial” hay ““Sailor Moon Transformation”.


Michelle Phan được biết đến là một trong những người đầu tiên chia sẻ video dạy làm đẹp trên YouTube. Trang YouTube của Michelle Phan hiện có trên 1 tỷ lượt xem và 7 triệu người đăng ký theo dõi thường xuyên. Cô có riêng một dòng mỹ phẩm thuộc thương hiệu L'Oreal và một mạng lưới truyền thông về phong cách sống.


Ngoài ra, cô còn sáng lập một công ty mỹ phẩm Online có tên là Ipsy, và ra mắt quyển sách chia sẻ những phương pháp làm đẹp của mình. Cô gái 27 tuổi quyền lực này xuất thân trong một gia đình nghèo khó. Họ đã từng sống nhờ vào chương trình trợ giúp thực phẩm của chính phủ. Nhưng giờ đây, cô đã sở hữu một công ty có mức doanh thu bán hàng lên đến 84 triệu đô một năm.


Michelle Phan: Từ ngôi sao YouTube đến nữ doanh nhân doanh thu 84 triệu đô/năm - Ảnh 1


Trang YouTube của Michelle Phan hiện có trên 1 tỷ lượt xem và trên 7 triệu người đăng ký.


Trả lời phỏng vấn, Michelle cho biết những video đầu tiên cô đăng tải lên trên trang YouTube cá nhân là về những chú chó. Cô cũng chia sẻ một điều quan trọng mà chính cô đã đúc kết: "Thật dễ dàng để tạo ra một video được lan truyền nhanh chóng, nhưng sự lâu bền và nhất quán, mới chính là điều khó nhất"


Nhận thấy cơ hội và kịp thời nắm bắt


Năm 2007, Michelle Phan còn là một cô hầu bàn, và không thể kiếm được công việc trong quầy bán mỹ phẩm vì không có kinh nghiệm bán hàng. Nhưng cô đã không nản lòng, “Thay vì buồn bã vì chuyện đó, tôi đi tìm cánh cửa cơ hội khác. Và cánh cửa đó chính là chiếc máy laptop”, Michelle chia sẻ.


Tại thời điểm đó, YouTube rất thông dụng trong các đại học cộng đồng, từ đó, cô nhận ra cơ hội cho mình. Michelle Phan bắt đầu thực hiện những bài hướng dẫn trang điểm rồi đăng tải lên YouTube. Và thật may mắn, khán giả rất thích thú với những bài hướng dẫn như vậy.


Trong khi đó, các công ty khổng lồ về mỹ phẩm như Lancome lại rất vất vả để tạo được các video thu hút người xem. Năm 2008, một lãnh đạo công ty Lancome tìm kiếm trên Google và phát hiện ra video của Michelle Phan, trong video cô đang hướng dẫn các fan của mình làm cách nào để trang điểm trong không gian chật hẹp trên máy bay. Sau đó Lancome đã ký hợp đồng mời Michelle làm đại diện thương hiệu.


Michelle Phan: Từ ngôi sao YouTube đến nữ doanh nhân doanh thu 84 triệu đô/năm - Ảnh 2


“Có thể chỉ với 10 đô mỗi tháng, bạn vẫn sẽ cảm thấy được trân trọng và có đuợc động lực để thử làm thêm cái gì đó mới”.


Michelle chia sẻ với các fan rằng những video quay trong phòng ngủ với chất lượng hạn chế lại có số lượng người xem đáng kể hơn các sản phẩm được đầu tư bài bản, vì người xem cảm thấy sự chân thực và đồng cảm trong đó. “Mọi người cần hiểu rằng điểm tạo nên sự khác biệt ở YouTube là người ta lên YouTube để kết nối với ai đó” – cô nói.


Nói về việc kinh doanh của mình, Michelle Phan nhắc đến một sản phẩm bán chạy nhất của cô với danh sách đăng ký đặt hàng kéo dài mỗi tháng, đó là những chiếc túi Glam sang trọng và tiện ích.


Cô chia sẻ: “Có thể chỉ với 10 đô mỗi tháng, bạn vẫn sẽ cảm thấy được trân trọng và có đuợc động lực để thử làm thêm cái gì đó mới”.


Hiện nay, với việc quay Video trên YouTube kết hợp với kinh doanh các sản phẩm thời trang, Michelle đã bước xa ra khỏi danh hiệu “Ngôi sao YouTube” để trở thành doanh nhân thành đạt với công ty 84 triệu đô của mình


Theo www.metub.net


Mời quý độc giả đọc báo qua RSS để có thêm nhiều thông tin hơn.


%3Cbr%3E%C4%90%C4%83ng%20k%C3%BD:%20%3Ca%20href=">Bài đăng

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Các doanh nhân nổi tiếng muốn thay đổi thế giới ra sao? - Zing News

@

1. Richard Branson muốn chấm dứt chiến tranh thuốc phiện.








Các doanh nhân nổi tiếng muốn thay đổi thế giới ra sao?

Với Branson, chiến tranh thuốc phiện là một “thất bại thảm hại làm lãng phí tài nguyên, là nguyên nhân của một loạt các loại hình tội phạm, chứ chẳng hề giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc hay giải quyết tệ nạn nghiện thuốc phiện trên toàn thế giới”.


Ông giải thích thêm, “Đã có hơn 1 tỷ USD đầu tư vào cuộc chiến và hàng chục nghìn mạng sống bị cướp đi do việc thực thi pháp luật. Nhưng thị trường thuốc quốc tế vẫn là ngành công nghiệp đáng giá nhiều tỷ USD, được kiểm soát chặt chẽ bởi các băng nhóm tội phạm có tổ chức. Nhu cầu đối với tất cả các loại thuốc ngày càng tăng, được đáp ứng bởi những nguồn cung ứng cực kỳ hiệu quả, luôn biết cách “thích nghi” với mọi chiến thuật bí mật trong cuộc chiến tranh”.


Branson, với tư cách là thành viên Ủy ban Toàn cầu về luật ma túy, đã nêu lên quan điểm rằng: “Nếu ta đối phó với nạn nghiện thuốc như một vấn đề sức khỏe, y tế thì hiệu quả sẽ tích cực hơn nhiều so với việc xác định đây là vấn đề tội phạm. Thêm vào đó, luật ma túy hiện hành có rất nhiều điểm cần sửa chữa”.


“Chỉ một vài điều chỉnh nho nhỏ trong bộ luật cũng có thể làm nên những thay đổi lớn cho cuộc đời những con người ngày ngày vùi mặt trong quán bar, để họ bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới. Thứ mà tôi muốn nói đến chính là thay đổi trong khâu tuyên án”, Branson nói.


2. Neil Blumenthal muốn chấm dứt tình trạng bất bình đẳng giới








Các doanh nhân nổi tiếng muốn thay đổi thế giới ra sao?

Nếu có thể giải quyết một vấn nạn tồn tại trên thế giới này, thì Giám đốc điều hành thương hiệu kính mắt Warby Parker sẽ tập trung vào việc chấm dứt tình trạng bất bình đẳng giới.


“Nâng cao vị thế cho phụ nữ là chìa khóa của phát triển bền vững, cũng như giải pháp cho nhiều vấn đề mà ngày nay chúng ta đang phải đối mặt, từ xóa đói giảm nghèo đến cải cách giáo dục”, Neil chia sẻ.


Thậm chí ở những nước phát triển như Mỹ và Nhật Bản, đồng lương của phụ nữ vẫn rẻ mạt hơn, đồng thời họ ít được tuyển dụng vào những vị trí cao. Theo Blumenthal, phụ nữ chỉ chiếm khoảng 10% thu nhập của cả thế giới.


Ông giải thích: “Việc nâng cao vị thế cho người phụ nữ thể hiện ở chỗ tất cả mọi người ở mọi độ tuổi, không phân biệt giới tính, phải được trao những cơ hội bình đẳng. Chúng ta giải phóng toàn bộ tiềm năng của con người càng nhanh thì những vấn đề lớn khác của nhân loại sẽ càng sớm được giải quyết”.


3. Laszlo Bock muốn giải quyết tình trạng thất nghiệp








Các doanh nhân nổi tiếng muốn thay đổi thế giới ra sao?

Giám đốc nhân lực tại Google cho biết, quá trình tìm kiếm, sắp xếp nhân sự yếu kém, còn nhiều thiếu sót là một trong những lý do khiến quá nhiều người thất nghiệp, trong khi rất nhiều vị trí bị bỏ trống, không có người làm.


Cả nhà tuyển dụng và những người đi tìm việc đều không thực sự hiểu điều đối phương muốn và cần ở mình. Hầu hết mọi người cho rằng, các nhà tuyển dụng “rất tài” trong việc đánh giá các ứng viên. “Nhưng sự thực là chúng tôi không giỏi như vậy”, Bock nói, “Tình trạng thất nghiệp có thể được cải thiện nếu như chúng ta biết đặt người vào đúng vị trí phù hợp”.


4. Denise Morrison muốn đa dạng hóa hàng ngũ lãnh đạo trong các công ty C-suite của Fortune 500








Các doanh nhân nổi tiếng muốn thay đổi thế giới ra sao?

Morrison, chủ tịch kiêm CEO công ty Campbell Soup chia sẻ: “Tôi là nữ giới và hiện đang đảm nhiệm vị trí CEO. Đây là một hiện tượng khá hiếm. Nếu như tôi có đũa thần thì điều đầu tiên tôi làm sẽ là đa dạng hóa đội ngũ giám đốc”.


Morrison cho biết, mặc dù cũng có những phụ nữ giống cô, đang ngày ngày nỗ lực để đập vỡ các cản vô hình khiến ít phụ nữ lọt vào hàng ngũ lãnh đạo cấp cao, nhưng khoảng cách về giới vẫn tồn tại trong kinh doanh.


Hiện nay phụ nữ chiếm trên 50% dân số Mỹ, nhưng chỉ góp phần nhỏ nhoi là 5% trong tổng số các CEO của Fortune 500 (Danh sách 500 tập đoàn có doanh thu lớn nhất thế giới.)


Bên cạnh phụ nữ, người dân tộc thiểu số cũng hiếm khi lọt được vào hàng ngũ C-suite của Fortune 500. Cô chia sẻ, giải pháp để đa dạng hóa “đội quân chỉ huy” là hỗ trợ, cố vấn và tài trợ, tạo điều kiện để cả nam và nữ giới trở thành doanh nhân, những nhà lãnh đạo. “Hãy ấp ủ những sáng kiến về sự đa đạng và bắt đầu thay đổi trong công ty, cộng đồng kinh doanh và tiến tới là trong toàn xã hội”.


5. Jeff Denneen muốn bỏ những cuộc họp văn phòng hàng tuần








Các doanh nhân nổi tiếng muốn thay đổi thế giới ra sao?

Denneen cho rằng, các cuộc họp rất tốn thời gian. Ông chia sẻ về một công ty công nghệ hàng đầu sau khi phát hiện năng suất và lợi nhuận sụt giảm đã tiến hành khảo sát trên 30.000 nhân viên trên toàn thế giới để tìm ra giải pháp. Kết quả thu được là chỉ 54% tổng thời gian họp hành mỗi năm được nhân viên cho là hiệu quả.


Quá nhiều người tham gia các cuộc họp mà không thực sự biết mục đích là gì, chỉ đơn giản bởi vì nó nằm trong lịch công tác tuần. Vì vậy để tránh lãng phí thời gian và phát huy tối đa hiệu quả của các buổi họp, chúng ta cần quản lý các buổi họp như cách chúng ta quản lý các khoản đầu tư.


6. Peter Guber muốn xóa bỏ nấc thang nghề nghiệp








Các doanh nhân nổi tiếng muốn thay đổi thế giới ra sao?

Guber, CEO của công ty giải trí Mandalay Entertainment tin rằng, việc mong đợi người lao động đi theo cách truyền thống, từ những bước đầu trên nấc thang nghề nghiệp rồi leo dần lên, hiện nay không còn hiệu quả đối với cả nhân viên và doanh nghiệp. Peter chia sẻ rằng: “Nấc thang nghề nghiệp không giúp tạo nên sự đa dạng về cơ hội việc làm cho nhân viên, do đó lợi ích của tập đoàn cũng bị hạn chế”.


Thay vào đó Guber đề xuất coi sự nghiệp như một chiếc kim tự tháp ngược. Khi ở dưới đáy, mọi người sẽ vẫn nỗ lực để leo lên top, đồng thời ý thức được rằng ,càng phấn đấu thì sẽ càng có nhiều cơ hội đang chờ họ ở phía trước. Peter nhấn mạnh: “Cả nhân viên và công ty đều được hưởng lợi từ lợi thế cạnh tranh và những cơ hội ngày càng rộng mở”.


7. Elliot Weissbluth muốn khuyến khích xây dựng những mối quan hệ kinh doanh vững chắc hơn








Các doanh nhân nổi tiếng muốn thay đổi thế giới ra sao?

Nếu được chọn để giải quyết một vấn nạn của thế giới hiện đại, Elliot sẽ bắt đầu từ việc phát triển những mối quan hệ kinh doanh ý nghĩa và vững chắc hơn. Ông chia sẻ: “Bởi vì quá bận rộn nên ta thường quên đi tầm quan trọng của những mối quan hệ kinh doanh chân thành, có chiều sâu”.


Weissbluth tin tưởng rằng, việc kinh doanh thành công khởi đầu từ các mối quan hệ cá nhân và kết thúc cũng vậy. “Những nhà lãnh đạo thành công thường dành thời gian để xây dựng các mối quan hệ, sự đồng cảm và tin tưởng giữa các thành viên”, Weissbluth nhận xét. Mặc dù công nghệ có thể giải quyết được nhiều khâu trong kinh doanh nhưng nó không thể hoàn toàn thay thế sự tương tác giữa người với người, cho nên việc thiết lập những mối quan hệ, kết nối nhau lại là cách tốt để tiến xa hơn.


Ông tiếp tục liên hệ bằng một ví dụ rất gần gũi với mỗi chúng ta: “Trong trường hợp mạng Internet có vấn đế, hay báo cáo số dư tài khoản bị nhầm lẫn, chẳng phải bạn sẽ gọi 1800 sau đó nhấn phím 0 và chờ, chờ, chờ để được nói chuyện trực tiếp với nhân viên tư vấn của tổng đài hay sao?”. Ông nói thêm: “Việc tìm kiếm những tương tác giữa người với người là bản năng của mỗi chúng ta rồi”.


8. Maynard Webb muốn thay đổi suy nghĩ về nghề nghiệp








Các doanh nhân nổi tiếng muốn thay đổi thế giới ra sao?

Bối cảnh công việc đã và đang thay đổi, cho nên việc cố gắng thăng tiến lên vị trí cao trên nấc thang nghề nghiệp, và bám trụ suốt đời ở một công ty không còn là xu thế chung nữa. Webb cho rằng, cả công ty và nhân viên đều cần thay đổi cách nhìn của mình. Chủ tịch Yahoo! giải thích: “Chúng ta đang sống trong thời đại mới, ở đó người duy nhất chịu trách nhiệm cho sự nghiệp của bạn chính là bạn mà thôi”.


Webb khuyên: “Thay vì chỉ tâp trung thăng tiến tại một công ty, các bạn nên tìm cách để tăng thu nhập, xây dựng những mối quan hệ cho riêng mình, duy trì thái độ tích cực trong mọi hoàn cảnh, và biết đón nhận thành công nhưng cũng phải biết cách chấp nhận thất bại”.


Các nhà tuyển dụng cũng nên tạo sự linh hoạt nhất định trong công việc. “Nhân viên ngày nay có nhiều cơ hội hơn bao giờ hết, cho nên hãy coi đó là vinh hạnh, vì được làm việc cùng họ và cần nỗ lực để giữ họ ở cạnh lâu dài”.


9. Peter Arvai muốn làm cho các nhà lãnh đạo cởi mở và sẵn sàng mạo hiểm hơn








Các doanh nhân nổi tiếng muốn thay đổi thế giới ra sao?

Arvai, CEO kiêm đồng sáng lập phần mềm Prezi, tin rằng trước khi giải quyết những vấn đề quan trọng mà thế giới hiện đại đang đối mặt, thì việc các nhà lãnh đạo cần làm là hướng đội ngũ nhân viên của mình tới sự sáng tạo và đổi mới, bằng việc chấp nhận mạo hiểm. Arvai giải thích: “Khi mọi người có cảm giác lo lắng, sợ bị người khác đánh giá, phán xét ý tưởng của mình thì họ sẽ không sẵn sàng chia sẻ”, ông nói. “Chúng ta có thể tạo nên một không gian đủ an toàn cho những ý tưởng được tự do lên tiếng bằng việc cởi mở tuyệt đối với nhân viên”.


Để làm được điều này, các nhà lãnh đạo không nên ngần ngại chia sẻ những thất bại của mình. Tại Prezi, Arvai khuyến khích việc trao đổi về những thất bại, nhân viên được phép mạo hiểm. Cũng nhờ thế mà nhiều ý tưởng hay đã ra đời.


10. Jon Whitmore muốn tạo cơ hội học tập tử tế cho mọi trẻ em








Các doanh nhân nổi tiếng muốn thay đổi thế giới ra sao?

Một nền giáo dục tốt có thể làm nên tương lai cho trẻ em. Whitmore, CEO tại ACT cho biết: “Thành tích học tập của học sinh tới năm lớp 8 có ảnh hưởng lớn đến việc học đại học, cao đẳng cũng như sự nghiệp trong tương lai”.


Vì vậy, nếu được thay đổi mọi thứ thì Whitmore muốn đảm bảo rằng, tất cả trẻ em đều được hưởng nền giáo dục chất lượng ngay từ đầu. Ông so sánh trẻ em với cái cây, một khi cây đã bám rễ sâu vào trong đất thì khó có thể thay đổi được gì. “Để giúp các em có cơ hội cống hiến trong tương lai, chúng ta phải bắt đầu sớm hơn nữa: Gieo hạt ở những nơi đất màu mỡ, bảo vệ che chở mầm non khỏi gió bão, cung cấp cho nó đủ ánh nắng mặt trời và nước sạch, thi thoảng thêm một chút gió sẽ làm làm cây cứng cáp, khỏe khoắn hơn”, Jon nói.


Chiều 30/10, vụ cháy đã xảy ra tại căn nhà 3 tầng nằm trong hẻm ở đường Trường Chinh (P.14, Q.Tân Bình, TP.HCM), hai em nhỏ khoảng 11 tuổi bị mắc kẹt kêu cứu bên trong.


"Tay đồ tể lạnh lùng nhìn chúng tôi, thẳng thừng siết cổ một con chó, trước khi phang mạnh thanh sắt vào đầu nó và kéo con vật đi trong sợ hãi", một phóng viên nước ngoài viết.


Một trong những dấu ấn U19 HAGL để lại tại giải U21 quốc tế là đội bóng của HLV Graechen tiếp tục trình làng thêm một tài năng mới. Đó chính là thủ môn Phạm Văn Tiến.


%3Cbr%3E%C4%90%C4%83ng%20k%C3%BD:%20%3Ca%20href=">Bài đăng

Điều khoản bí mật của thanh tra ngân hàng - BizLIVE

@ nguontinviet.com

Cuối tuần qua, sự kiện ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) bị bắt giữ thu hút sự chú ý của công chúng.

Đây cũng là trường hợp hiếm hoi Ngân hàng Nhà nước chủ động công bố về sai phạm liên quan.


Cụ thể, trong quá trình triển khai đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành thanh tra pháp nhân, thanh tra chất lượng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng và phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm khi cho vay.


Ngại ảnh hưởng xã hội…


Hiếm khi bóng dáng của Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chủ động xuất hiện trước các vụ việc như vậy.


Như mới đây, chỉ khi đại biểu Quốc hội chất vấn, Thống đốc Nguyễn Văn Bình mới gián tiếp cho biết, chính nhờ hoạt động thanh tra mới phát hiện ra những sai phạm của một số cá nhân nguyên là lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Xây dựng (VNCB).


Xa hơn một chút, tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án “bầu” Kiên và đồng phạm ngày 27/5/2014, vai trò và câu chuyện thanh tra hệ thống là một chi tiết được chú ý. Tại tòa và trước các yêu cầu, đại diện Ngân hàng Nhà nước từ chối, không thể công bố kết luận thanh tra Ngân hàng Á châu (ACB) với lý do sẽ ảnh hưởng tới xã hội và đó là tài liệu mật theo quy định của ngành.


Ngại ảnh hưởng xã hội cũng chính là lý do khiến phần lớn các hoạt động và kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước nhiều năm qua không được công bố rộng rãi.


Nghị định 26 mà Chính phủ mới ban hành cũng dành một điều để tránh tình huống đó. Điểm 2 điều 22 Nghị định 26 ghi: “Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước và nội dung nhạy cảm mà việc công bố có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng”.


Song, cũng vì hầu hết thông tin các cuộc thanh tra đều ẩn đi sau cơ chế trên, nên đa số công chúng không rõ Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước đã làm gì, ở đâu sau loạt sự vụ xẩy ra thời gian qua.


Liệu thời gian tới, cơ chế công khai có cởi mở hơn, khi mà song song với đó Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước vẫn định kỳ công bố kết quả thanh tra, kiểm toán các “ông lớn” ngân hàng quốc doanh, như sắp tới là kết luận tại Ngân hàng Công thương (Vietinbank)?


Mỗi năm nghìn cuộc


Dù ẩn đi vậy, song số liệu thống kê cho thấy một mức độ “mỗi năm nghìn cuộc” của hoạt động thanh tra những năm gần đây.


Cuối 2011 đầu 2012, trọng tâm của hoạt động này là xác định rõ mức độ sức khỏe của nhóm ngân hàng yếu kém. Ngân hàng Nhà nước cho biết đã thuê 4 tổ chức kiểm toán quốc tế lần lượt vào cuộc, xem đó là “gọng kìm” thứ hai, cùng với thanh tra, chỉ ra những bất ổn để khép các tổ chức tín dụng yếu kém vào yêu cầu tái cơ cấu, hoặc làm cơ sở để áp các mức độ giám sát, cũng như khoanh vùng rủi ro đối với hệ thống.


Đến 2013, có thể nói là năm kỷ lục của thanh tra và kiểm toán trên toàn hệ thống. Cụ thể, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đã thực hiện tới 978 cuộc thanh tra, 310 cuộc kiểm tra. Đi cùng là trên 9.000 kiến nghị đối với các tổ chức tín dụng, 129 quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với 118 tổ chức, cá nhân. Đặc biệt, một số vụ việc đã được cơ quan này chuyển qua cơ quan pháp luật xử lý.


Riêng với kênh đã chuyển cho cơ quan pháp luật, có thể những vụ việc diễn ra gần đây chưa dừng lại ở trường hợp của “bầu” Kiên, Huyền Như, nguyên một số lãnh đạo của VNCB, hay vừa rồi là trường hợp ông Hà Văn Thắm…(?).


Đến năm 2014, tần suất thanh tra, kiểm toán các ngân hàng thương mại tiếp tục được mở rộng và có một “chuyên đề” riêng. Đầu năm, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tập trung thanh tra chất lượng tín dụng và nợ xấu của các ngân hàng thương mại.


“Những tổ chức không nằm trong danh sách thanh tra cũng phải thực hiện kiểm toán về chất lượng tín dụng theo nội dung”, ông Nghĩa cho biết thêm.


Ngoài mục đích phát hiện những bất cập và vi phạm, thanh tra và kiểm toán “chuyên đề” chất lượng tín dụng và nợ xấu năm nay còn nhằm tạo một bước chấn chỉnh, chuẩn bị cho việc áp dụng cơ chế phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chặt chẽ hơn và toàn diện hơn trong năm 2015, với cơ chế của Thông tư 02 (sau sửa đổi và bổ sung bằng Thông tư 09).


Theo kế hoạch, chiều 28/10 này Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức họp báo định kỳ. Vụ việc vừa xẩy ra tại OceanBank hẳn sẽ là nội dung được báo giới quan tâm, mà liên quan là hoạt động thanh tra, kiểm toán và kết quả nói chung. Hy vọng tại cuộc họp này sẽ có thêm những thông tin cởi mở.





Đăng ký: Bài đăng

Các ngân hàng Thụy Sĩ quan tâm tới thị trường tài chính Việt Nam - Vietnam Plus

@ nguontinviet.com


Các ngân hàng Thụy Sĩ ngày càng quan tâm tới thị trường tài chính Việt Nam. (Nguồn: businessweek.com)

Chính phủ Thụy Sĩ vừa quyết định sẽ đàm phán với các nước đối tác về chương trình tự động trao đổi thông tin tài khoản với khả năng dỡ bỏ cơ chế bảo mật ngân hàng nghiêm ngặt ở Thụy Sĩ vào năm 2018.


Cùng với những đổi thay trên, các ngân hàng Thụy Sĩ đang cố gắng quảng bá hình ảnh chuyên nghiệp và chuyển dịch sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Cựu Giám đốc Ngân hàng bang Vaud (Thụy Sĩ) Phạm Nam Kim đã trao đổi với phóng viên TTXVN tại Geneva về những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng Việt Nam khi hợp tác với các đối tác nước ngoài nói chung và với các ngân hàng Thụy Sĩ nói riêng.


Theo ông Phạm Nam Kim, trước xu hướng minh bạch hóa tài khoản khách hàng trên thế giới, ngân hàng Thụy Sĩ đã cố gắng quảng bá hình ảnh chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý để thu hút khách hàng.


Chiến lược này đã một phần nào thành công vì từ đầu năm nay vốn quản lý của các ngân hàng Thụy Sĩ vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi tài sản của các tỷ phú chiếm 27% tài sản thế giới và đang ngày một tăng.


Các ngân hàng Thụy Sĩ vào khu vực này không phải để phát triển "những thiên đường trốn thuế" khác mà chủ yếu là để phục vụ 4,5 triệu khách hàng giàu có trong vùng.


Theo chuyên gia Phạm Nam Kim, thị trường ngân hàng Việt Nam được đánh giá rất cao, tiềm năng phát triển mạnh, nhất là trong viễn cảnh hội nhập khối kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).


Nhưng việc thành lập một ngân hàng hay một chi nhánh tại Việt Nam còn phải qua nhiều thủ tục và căn bản phải tạo một mạng lưới chi nhánh rất tốn kém. Do vậy, giới tài chính Thụy Sĩ nghiêng về phương án trở thành đối tác chiến lược của một ngân hàng Việt Nam, nhưng trên thực tế hạn mức hiện tại hạn chế nước ngoài kiểm soát hay thực sự tham dự vào quản lý ngân hàng.


Tuy vậy, có rất nhiều ngân hàng nước ngoài chịu đầu tư, với quan niệm đây chỉ là bước đệm trong khi chờ đợi những cơ hội trong tương lai, vì Việt Nam đã cam kết cởi mở thị trường tài chính trong khuôn khổ những hiệp định quốc tế của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và sắp tới là TPP.


Các ngân hàng Thụy Sĩ rất quan tâm tới thị trường tài chính Việt Nam, ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ) đã thực hiện nhiều thương vụ đình đám trong mảng dịch vụ ngân hàng đầu tư, rất nhiều ngân hàng Thụy Sĩ là ngân hàng đại lý của ngân hàng Việt Nam.


Tuy nhiên để tiến thêm một bước, trở thành đối tác chiến lược của một ngân hàng Việt Nam thì sẽ phải có một số thay đổi.


Thụy Sĩ phải chấp nhận bước đầu hợp tác với một ngân hàng bán lẻ với viễn cảnh trong tương lai có thể chuyển qua quản lý tài sản.


Các ngân hàng Thụy Sĩ cũng mong muốn thực sự có quyền lãnh đạo và như vậy sẽ không dừng ở mức thông lệ 20%./.





Đăng ký: Bài đăng

Mua nhà bằng giấy viết tay rủi ro thế nào? - Batdongsan.com.vn

@ nguontinviet.com


Vì thế, khi có một người quen muốn bán căn nhà cấp 4 thì gia đình tôi định hùn tiền để mua căn nhà này. Nhưng chủ nhà đề nghị mua bán bằng giấy viết tay vì lý do khách quan. Gia đình tôi khá băn khoăn. Tôi không biết nếu mua nhà bằng giấy viết tay, sau này sẽ làm giấy chứng nhận quyền sử dụng sau có được không?

phihoecv654@...

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 127 Khoản 1 Điểm b Luật Đất đai 2003 (Sửa đổi, bổ sung 2009), các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.

Do đó, tất cả các hợp đồng chuyển nhượng bằng giấy viết tay đều không được công nhận kể từ thời điểm 1/7/2004.

Điều 167 Khoản 3 Điểm a Luật Đất đai 2013 có quy định, hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp, tăng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được chứng thực hoặc công chứng, trừ một số trường hợp pháp luật quy định khác.

Pháp luật không công nhận việc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng bất động sản là nhà, đất bằng giấy viết tay. Vì thế, bạn sẽ không có sơ sở để thực hiện việc đăng ký đất đai, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hay nói cách khác, nhà ở nêu trên không được coi là tài sản của thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bạn.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo

(Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội)




Đăng ký: Bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Doanh nhân Nam Phi kiếm hàng triệu USD nhờ nghề đánh giày - Zing News

@ nguồn trích dẫn)

Bất kỳ ai khi đi công tác hoặc đi chơi đều muốn đôi giày của mình sáng bóng. Nếu được đánh giày ở một sân bay tại Nam Phi, bạn phải cảm ơn Lere Mgayiya. “Chúng tôi là doanh nghiệp đánh giày lớn nhất châu Phi”, CNN dẫn lời Mgayiya kiêu hãnh nói.


Trung bình các nhân viên công ty Lere’s Shoe Shine đánh bóng 350 đôi giày mỗi ngày ở sân bay Johannesburg, 120 đôi tại Cape Town và 120 đôi ở Durban. Tại ba sân bay này, Mgayiya có 45 nhân viên. Và anh đang lên kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh tại các sân bay khắp châu Phi cũng như Anh và Mỹ.


Doanh thu trung bình của Lere’s Shoe Shine hiện khoảng 227.000 USD/năm. Đến nay Mgayiya, 40 tuổi, đã kiếm được hàng triệu USD. Điều đáng nói ở câu chuyện thành công của Mgayiya là anh đã phải trải qua rất nhiều thất bại, nhưng quyết tâm và niềm tin đã giúp Mgayiya vươn lên.


Nhiều lần gục ngã


Trước khi trở thành ông vua đánh giày ở Nam Phi, Mgayiya là một nhân viên quèn của Hãng hàng không South African Airways. Sau 5 năm làm việc, anh bị sa thải. Anh vào làm tại công ty vận chuyển gia súc của một người chú, nhưng hoạt động kinh doanh diễn ra không thuận lợi, và một năm sau Mgayiya mất việc.


Tận dụng danh sách khách hàng nông dân của công ty ông chú, Mgayiya thực hiện sáng kiến kinh doanh mới là bán trứng tới bếp của Quốc hội Nam Phi. Với mỗi hộp trứng anh lãi 6 USD. Tuy nhiên, Mgayiya thiếu vốn trầm trọng. “Tôi nợ tiền trả cho nông dân. Tôi không đủ tiền mua xe phục vụ hoạt động kinh doanh”, Mgayiya kể.











Vua đánh giày Nam Phi Lere Mgayiya.

Vua đánh giày Nam Phi Lere Mgayiya.



Bỏ nghề bán trứng, Mgayiya tham gia trò chơi truyền hình Sandlam Money Game và bất giờ giành giải thưởng 3.100 USD. Anh đầu tư toàn bộ số tiền vào một công ty trồng cây. Nhưng chỉ 6 tháng sau công ty này sụp đổ, Mgayiya một lần nữa rơi vào cảnh hết tiền và thất nghiệp. “Một người đàn ông đói thì không thể suy nghĩ chín chắn, mà tôi thường xuyên rơi vào cảnh đói bụng”, Mgayiya kể về thời kỳ đó.


Cái khó ló cái khôn, Mgayiya quyết định thuê một nhân viên cùng anh làm nghề đánh giày cho các hành khách ở sân bay Cape Town. Anh liên hệ với người quen ở sân bay để xin làm việc tại đây vào tháng 11/2002, nhưng mãi đến tháng 9/2003 anh mới có giấy phép để làm việc.


Khởi đầu không dễ dàng


“Trong năm đó tôi đã bán chiếc xe cà tàng của mình, làm nhân viên khách sạn trong ba tháng. Tôi đi xin ăn, vay nợ để sống qua ngày”, Mgayiya kể. Mgayiya phải bán nhiều đồ đạc cá nhân để có tiền mua dụng cụ đánh giày cho anh và nhân viên. Nhưng trong ngày làm việc đầu tiên ở sân bay Cape Town, anh gặp phải tin xấu. Anh đã trả tiền để mua một số đôi dép cho hành khách đi lúc đánh giày, nhưng người bán biến mất.


“Tôi phải đặt chân của hành khách lên đùi để đánh giày cho họ” - Mgayiya cho biết. Trong thời gian đầu, cả anh và người nhân viên phải làm việc từ 5h-21h mỗi ngày, trừ chủ nhật. “Tôi rời nhà lúc cả gia đình còn chưa thức giấc và trở về khi con gái đã lên giường ngủ. Rất khó khăn và vất vả”, Mgayiya nhớ lại.


Nhưng việc đánh giày ở sân bay đem lại nguồn thu ổn định, số lượng khách ngày càng gia tăng. Một người khách gợi ý Mgayiya nên lấy một thương hiệu riêng mang tính cá nhân. Và cái tên Lere’s Shoe Shine ra đời. Sau 4 tháng, Mgayiya tuyển thêm bốn nhân viên nữa.


Kế hoạch lớn


Thành công ở Cape Town không làm nguội lạnh tham vọng của Mgayiya. Anh liên hệ với quan chức phụ trách các sân bay ở Nam Phi và nhận được sự đồng ý. Mgayiya lập tức mở rộng hoạt động. Ngoài ba sân bay Cape Town, Durban và Johannesburg, nhân viên của Lere’s Shoe Shine còn làm việc tại các khách sạn lớn nhất ở Nam Phi.


Sau 10 năm hoạt động, đến nay công ty Lere’s Shoe Shine đã đi vào ổn định và sinh lãi lớn. Ước tính các nhân viên của Mgayiya đánh bóng tới hơn 175.000 đôi giày trong năm 2013. “Giờ tôi đã có một ngôi nhà riêng, cho con gái học trường tư”, Mgayiya hào hứng. Anh không còn phải làm việc từ 5h-21h.


Mgayiya cho biết sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh ở Angola, Kenya và Nigeria. Anh đang tìm đối tác để hoạt động ở các sân bay tại Mỹ và Anh. “Khi khởi đầu kinh doanh, bạn cần sự tự tin vào chính bản thân. Bạn không thể có ngay mọi điều kiện thuận lợi lập tức. Nhưng nếu không bắt đầu, bạn sẽ chẳng làm được gì cả”, Mgayiya khuyên các doanh nhân trẻ.



Dùng Vespa, xe đạp làm phương tiện giao hàng, cựu du học sinh, người già, sinh viên cũng làm người vận chuyển... là những chuyện thú vị về ship - nghề "lên xe là ra tiền" ở Hà Nội.




Sau nhiều ngày dựng lều, bao vây cổng trang trại nuôi lợn gây ô nhiễm nhưng không hiệu quả, cả nghìn người dân đã kéo lên bao vây ủy ban xã để gây áp lực.


Thay vì kế thừa truyền thống làm mafia của gia đình, ông trùm Tây Ban Nha cùng vợ đã dạy con trai thành một công dân lương thiện với cuộc sống bình thường.


Từ tình yêu dành cho lứa cầu thủ tài năng khóa 1 của Học viện HAGL Arsenal JMG, họa sĩ An Thắng đã thể hiện góc nhìn hài hước qua những bức tranh biếm họa rất thú vị.


%3Cbr%3E%C4%90%C4%83ng%20k%C3%BD:%20%3Ca%20href=">Bài đăng

Doanh nhân Nga sửa soạn rời quê hương - BizLIVE

@ Doanh nhân Nga sửa soạn rời quê hương

Pavel Durov đã rời Nga để tiếp tục việc kinh doanh mạng xã hội. Ảnh: Bloomberg




"Các quỹ đầu tư Nga chỉ muốn dồn tiền cho hoạt động kinh doanh tại Nga. Nhưng chúng tôi muốn gây dựng thương hiệu quốc tế. Và họ thì không hỗ trợ điều đó", Kulizhnikov - cựu chuyên gia phân tích tại hãng đầu tư Alor SPB cho biết trên Bloomberg. "Chúng tôi đâu có cần nhiều. Chỉ 5-10 triệu USD để thuê kỹ sư, chuyên gia và chi trả các khoản khác thôi", anh nói.


Kulizhnikov năm nay 22 tuổi và là người mới nhất trong làn sóng di cư của Nga, khi quan hệ giữa nước này với phương Tây ngày càng căng thẳng. Trong 8 tháng đầu năm, hơn 203.000 người đã rời khỏi nước Nga, nhiều hơn bất kỳ năm nào Tổng thống Vladimir Putin từng nắm quyền. Các lệnh trừng phạt của phương Tây đánh vào khả năng tiếp cận vốn nước ngoài của công ty Nga, và động thái siết quản lý trong nước của Chính phủ đã khiến nhiều doanh nhân và nhà đầu tư Nga phải tìm tới nơi khác.


Game Insight - từng được Forbes xếp hạng là công ty Internet lớn thứ 7 tại Nga, cũng đã chuyển trụ sở từ Moscow sang Lithuania. Pavel Muntyan - nhà sáng lập hãng hoạt hình Toonbox cũng đã chuyển toàn bộ 15 nhân viên từ Moscow sang Cyprus.Từ khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3, Pavel Durov - nhà sáng lập Vkontakte (Facebook của Nga) cũng đã rời quê hương để phát triển một mạng xã hội di động. Anh cho biết mình không sẵn sàng tuân theo quy định của Chính phủ về việc giao nộp thông tin cá nhân của người dùng Ukraine.


"Nga là một trong các thị trường chính của chúng tôi. Nhưng chúng tôi cho rằng thị trường này sẽ từ chối mình trong khoảng một đến hai năm tới. Người Nga cho rằng hoạt hình của chúng tôi không đủ chất Nga. Nhưng chúng tôi đâu muốn chỉ dành cho người Nga, chúng tôi hướng đến cả quốc tế cơ mà? Sao lại bó buộc nhau như thế?", Muntyan cho biết.


Herman Gref - CEO ngân hàng lớn nhất Nga - Sberbank cũng cho biết ngày càng nhiều công ty nộp đơn xin phép cho nhân viên định cư ở nước ngoài. "Trong nền kinh tế bây giờ, đơn xin phổ biến nhất lại là rời đi, chứ không phải là thành lập công ty. Cho đến khi chúng ta cải thiện môi trường, việc này sẽ chẳng thể thay đổi được đâu", Gref nói.


Để ngăn chặn chảy máu chất xám, nhà băng lớn nhì Nga - VTB đã chuyển trọng tâm đầu tư công nghệ từ Thung lũng Silicon về lại Nga. "California có quá nhiều tiền rồi. Chúng tôi nhận thấy Nga ngày càng có nhiều doanh nhân và sẽ tập trung vào thị trường này", Alexandra Johnson - Giám đốc Aurora - quỹ đầu tư của VTB tại Mỹ cho biết.


Rất nhiều nhà khoa học và kỹ sư đã rời bỏ Nga sau khi Liên Xô tan rã. Và ông Putin đã đặt ưu tiên hút lại số nhân lực này thông qua nhiều dự án, như Skolkovo - trung tâm công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon.


Với diện tích 4km2, nằm ở ngoại ô Moscow, trung tâm này dự kiến hoàn thành năm ngoái. Nhưng đến nay, Skolkovo vẫn là một công trường ngổn ngang, bụi bặm. "Skolkovo là ý tưởng tốt, được đầu tư mạnh. Nhưng sản phẩm đâu? Rõ ràng Chính phủ đã bỏ quên dự án này, và nguồn vốn quốc tế cũng đang tháo chạy", Pavel Cherkashin – Giám đốc quỹ đầu tư Vestor.In Partners cho biết.


Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), Công ty quản lý tài sản Tiger Global và Bessemer Venture Partners là ba trong số các nhà đầu tư đã ngừng hoặc giảm hoạt động tại Nga. Bessemer thậm chí vẫn chưa rót một xu nào trong 20 triệu USD tuyên bố sẽ đầu tư vào Nga. "Tình hình địa chính trị tại đây chính là rào cản khiến môi trường đầu tư ở Nga kém hấp dẫn", đại diện công ty này cho biết.


Cherkashin đã rời Nga năm ngoái để tới San Francisco (Mỹ). Ông cho rằng môi trường tại quê hương "rõ ràng ngày càng tệ". "Vốn đầu tư luôn đi xuống mỗi khi có khủng hoảng hay bất ổn. Ở Nga, Ukraine và Belarus đều có nhân lực trình độ cao, nhưng họ có quá ít sự lựa chọn. Dĩ nhiên, họ đều muốn ra đi", ông nói.



Theo VnExpress





%3Cbr%3E%C4%90%C4%83ng%20k%C3%BD:%20%3Ca%20href=">Bài đăng

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

E-book và sách giấy sẽ song hành trên thị trường xuất bản - VNExpress



Đó là ý kiến của các diễn giả trong tọa đàm có tên "Ebook - Chân trời mới cho ngành xuất bản" diễn ra tối 23/10 tại Hà Nội.



Buổi tọa đàm có sự tham gia của ông Lorenzo Angeloni - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Italy tại Việt Nam, Tiến sĩ văn hóa đọc Nguyễn Mạnh Hùng và ông Trần Trọng Thành - Chủ tịch công ty phát hành sách điện tử Aleaza.











body-Ebook-3714-1414149733.jpg

Từ phải qua: Nhà văn Di Li, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng và ngài Lorenzo Angeloni trong buổi tọa đàm.



Ông Lorenzo cho biết ở Italy, sách điện tử chiếm 20% thị phần, 1/5 độc giả đọc sách điện tử. Nếu xếp theo độ tuổi, số người đọc sách điện tử nhiều nhất thuộc nhóm trẻ, 20 - 25 tuổi.


Theo ngài Đại sứ Italy tại Việt Nam, sách giấy và sách điện tử là một cặp song hành, không có cái nào mất đi trong đời sống. Đó đều là phương tiện để đưa câu chữ, kiến thức đến với người đọc. Xu thế phát triển của thị trường sách cũng giống như thị trường âm nhạc: Sau một thời gian tiếp cận với những hình thức nghe hiện đại, người ta thích thú tìm lại những chiếc CD cổ điển. "Tôi tin, với sách cũng vậy. Sau khi đọc sách điện tử, người đọc sẽ tìm về với sách giấy truyền thống một cách trân trọng", ông Lorenzo nói.


Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, trong thời gian tới, sách giấy truyền thống và sách điện tử sẽ đồng hành, "cầm tay nhau" đi tiếp trên thị trường xuất bản. Tiến sĩ văn hóa đọc cho biết trước khi đến với buổi tọa đàm, ông có gửi một bảng câu hỏi cho 300 người và nhận được phản hồi, câu trả lời của 263 người. Trong đó, 71% nói "có" với câu hỏi "Các thiết bị điện tử có cần thiết với bạn không?".


Bảng hỏi của ông Hùng cũng đưa ra câu hỏi "Nhờ có thiết bị điện tử này, bạn đọc nhiều hơn loại sách nào?", kết quả thu được như sau: 27% số người trả lời chọn phương án "các loại sách khoa học - kiến thức", 19% số người trả lời chọn phương án "tiểu thuyết". "Từ đó cho thấy, việc sử dụng sách điện tử trong xã hội hiện đại là một xu thế tất yếu. Sự tiện dụng của nó giúp độc giả đọc nhiều hơn" - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét.


Trong khi đó, ông Trần Trọng Thành nhận định khoảng 10 - 15 năm nữa, sách giấy sẽ mất phần lớn thị phần. "Người ta sẽ đối xử với sách giấy như với đồ lưu niệm, tức là họ vẫn mua, trân trọng nó nhưng mức độ sử dụng phổ biến không cao".


Ông Lorenzo Angeloni cho biết ở Italy việc tranh luận này diễn ra khá gay gắt giữa hai trường phái. Trường phái thứ nhất căn cứ vào lựa chọn của giới trẻ, cho rằng chỉ một vài năm tới, sách điện tử sẽ thống lĩnh thị trường sách. Trường phái thứ hai công nhận sự tồn tại và phát triển như một xu thế tất yếu của sách điện tử. Tuy nhiên, loại sách này sẽ không thể thay thế hoàn toàn được sách giấy trong đời sống. "Bản thân tôi tin rằng sách giấy vẫn sẽ tồn tại và vẫn luôn có chỗ đứng nhất định trong lòng người đọc" - ông Lorenzo Angeloni bày tỏ.


Sự tồn tại, thị phần của sách giấy và ebook là vấn đề gây tranh luận tại nhiều nơi trên thế giới. Trước đó, hai nhà văn, nhà sưu tầm sách Umberto Eco và Jean -Claude Carrière từng xuất bản cuốn sách Đừng mơ từ bỏ sách giấy. Qua nhiều cuộc tranh luận, hai ông cùng khẳng định sách giấy sẽ không bao giờ mất đi.


Lam Thu



Ngân hàng Việt sáng tạo để giữ chân khách hàng - Tin tức 24h

@ nguontinviet.com



ĐƯỜNG DẪN BẠN VỪA GÕ SAI: http://ift.tt/1wvVJTH


Mời bạn bấm vào link bên cạnh để vào trang:


Hoặc tham khảo các trang tương tự dưới đây:






Đăng ký: Bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Buồn cười... tên doanh nghiệp! - Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

@ nguontinviet.com



Đăng ký: Bài đăng





Buồn cười... tên doanh nghiệp!


Quốc Hùng











Subway, công ty được nhượng quyền tại Việt Nam buộc phải đặt tên tiếng Việt là... Đường Ngầm! Ảnh: QUỐC HÙNG

(TBKTSG) - Người ta nghe thấy có nhiều cái tên doanh nghiệp khá là “ngộ nghĩnh”, nhất là khi chúng chẳng có ý nghĩa hay chút liên hệ gì với chức năng hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Vì sao như vậy?


Những cái tên lạ


Tại triển lãm quốc tế về nhượng quyền thương mại (franchise) và cơ hội kinh doanh (IFBO) diễn ra hồi tháng trước ở TPHCM, gian hàng của Subway thu hút sự chú ý của nhiều khách tham quan vì đây là thương hiệu bánh mì kẹp thịt nổi tiếng của Mỹ, lần đầu nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam sau hơn ba năm có mặt.


Điều gây tò mò đối với nhiều vị khách là trên danh thiếp của những thành viên Subway Việt Nam, tên tiếng Việt của công ty là Công ty TNHH Đường Ngầm, một cái tên chẳng “ăn nhập” gì với sản phẩm và ngành nghề kinh doanh của Subway. Cô nhân viên giao dịch tại gian hàng phải giải thích chuyện này là do đáp ứng yêu cầu thủ tục pháp lý trong đăng ký kinh doanh.


Thật ra, nếu Subway tự thành lập công ty ở Việt Nam thì có thể sử dụng tên này mà không cần phải dịch qua tiếng Việt. Tuy nhiên, theo cam kết với WTO, phải đến tháng 1-2015, Việt Nam mới chính thức mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nhà hàng riêng lẻ mà không cần gắn với việc đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo hoặc mua lại khách sạn. Công ty TNHH Đường Ngầm là do doanh nghiệp trong nước thành lập, và theo quy định, tên doanh nghiệp phải được đặt bằng tiếng Việt, tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch ra từ tên tiếng Việt. Để có được thương hiệu nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng Subway, công ty được nhượng quyền tại Việt Nam buộc phải đặt tên tiếng Việt là... Đường Ngầm!


Cũng do quy định trên, không riêng gì Subway mà nhiều thương hiệu nổi tiếng nước ngoài khác khi vào thị trường Việt Nam cũng phải đặt tên tiếng Việt sao cho cuối cùng giữ được thương hiệu, dù nhiều khi cái tên không ăn nhập gì với ngành nghề hay sản phẩm/dịch vụ, thậm chí là rất buồn cười. Chẳng hạn chuỗi nhà hàng café nydc (New York dessert cafe) của Singapore, để có được các chữ cái đúng như thương hiệu nydc, nhà kinh doanh phải thành lập Công ty cổ phần Nhà hàng Nam Yến Đại Cát (ghép các chữ cái đầu tiên của mỗi từ lại thành nydc). Hay để có được tên Sunrider VN, (Sunrider là một thương hiệu của các sản phẩm chăm sóc da, thực phẩm dinh dưỡng và thực phẩm chức năng) nhà kinh doanh ở Việt Nam đã thành lập Công ty TNHH Thương mại quốc tế Vina Người Lái Xe Mặt Trời. Hay như một nhà hàng kiểu Pháp tại trung tâm quận 1, TPHCM, để có được cái tên Au Parc, nhà đầu tư đã cho ra đời Công ty TNHH Ăn uống Pha Ánh Ráng Chiều...


Tùy theo cách hiểu để quyết định?


Dù quy định liên quan đến đặt tên doanh nghiệp khá chi tiết, nhưng cơ quan quản lý ở các địa phương vẫn có những cách hiểu khác nhau, dẫn đến trường hợp một cái tên có thể được chấp nhận ở chỗ này nhưng không được chấp nhận ở chỗ khác. Ngay cả ở cùng một địa phương nhưng cách hiểu của các cơ quan quản lý cũng khác nhau. Giả dụ một nhà đầu tư đăng ký thành lập doanh nghiệp tại TPHCM, muốn đặt tên cho doanh nghiệp là OEON, Orange hay PZT chẳng hạn, thì sẽ khó mà được chấp thuận (nếu đây không phải là tên khai sinh của người đăng ký kinh doanh), vì theo sở kế hoạch và đầu tư, tiếng Việt không có những từ như vậy.


Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp này đầu tư trong các khu chế xuất và khu công nghiệp của thành phố thì những tên gọi kiểu như trên là hoàn toàn có thể. Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp TPHCM (HEPZA) cho rằng theo văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp năm 2005, tên bằng tiếng Việt là tên được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt có thêm các chữ cái f, j, z, w, chữ số và ký hiệu, đồng thời phải phát âm được. Vì vậy, những cái tên như các ví dụ nêu trên sẽ được hiểu là các chữ cái cho phép được ghép lại chứ không được hiểu là tiếng nước ngoài, và chúng đều phát âm được!


Cũng cần lưu ý thêm rằng, nhà đầu tư có quyền đề nghị tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp, nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối với lý do rõ ràng, và đó là quyết định cuối cùng.


Theo một số cán bộ phòng đăng ký kinh doanh tại các địa phương, cho đến nay, lượng tên doanh nghiệp đăng ký gần như đã “lấp đầy” nên doanh nghiệp mới thành lập rất khó tìm tên. Trong khi đó, các quy định về đặt tên doanh nghiệp lại thiếu rõ ràng, càng làm khó cho doanh nghiệp và cả cơ quan cấp phép.


Các vấn đề như thuần phong mỹ tục, trùng tên, đặt theo tên danh nhân... vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, đặc biệt, vấn đề thuần phong mỹ tục lại tùy thuộc vào nhận thức của mỗi người.


Hay như quy định doanh nghiệp không được đặt tên tiếng nước ngoài mà không có tên tiếng Việt, có ý kiến cho rằng quy định thì như vậy nhưng lại cho phép các chữ cái z, f, j, w thì nhiều người ngầm hiểu với nhau đó không phải tiếng Việt. Tuy thông tư có hướng dẫn nhưng cũng mơ hồ khiến cơ quan đăng ký kinh doanh rất khó trả lời đúng, sai với doanh nghiệp.


Còn theo Tổ công tác và thi thành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, những quy định trong Luật Doanh nghiệp về đặt tên doanh nghiệp là khá rõ ràng và cụ thể. Đã xảy ra nhiều vướng mắc là do cán bộ ở khâu đăng ký kinh doanh tại một số địa phương chưa hiểu đúng hoặc hiểu một cách cứng nhắc, máy móc, dẫn đến nhiều trường hợp doanh nghiệp không thể đăng ký được để hoạt động kinh doanh.


Theo ý kiến của một số luật sư, mục đích tối hậu của nhà đầu tư trong việc đặt tên doanh nghiệp là cốt sao cho dễ nhớ, dễ in sâu vào tâm trí người tiêu dùng. Việc bắt buộc phải đặt tên tiếng Việt là quy định quá hình thức, cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Trong môi trường làm ăn ngày nay, ít có doanh nghiệp nào tự giới hạn thị trường của mình. Và cho dù ở ngay thị trường trong nước thì doanh nghiệp cũng có nhiều đối tác, khách hàng nước ngoài.


Các luật sư tin rằng chuyện đặt tên doanh nghiệp chẳng phải dễ dàng khi đằng sau cái tên đó là cả sứ mạng kinh doanh của nhà đầu tư. Hãy để cho họ được quyền đặt tên và có trách nhiệm với cái tên mà họ nghĩ ra.




Những bức hình quảng cáo 'bỏng mắt' của sao - VNExpress

@ nguontinviet.com




Nam diễn viên đưa cả gia đình đi nghỉ dưỡng tại Mũi Né, nhân dịp được mời làm giám khảo vòng chung kết Miss Ngôi Sao 2014 đang diễn ra tại đây.





Đăng ký: Bài đăng

Dùng động vật để quay clip quảng cáo du lịch hài hước - Zing News

@ nguontinviet.com



Thông điệp "Đi theo nhóm thì tốt hơn" được thể hiện một cách hài hước qua những câu chuyện của động vật.



Xem thêm nội dung bài


;

Dùng động vật để quay clip quảng cáo du lịch hài hước




Đăng ký: Bài đăng

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Foreign Policy khuyên Pháp cho thuê tàu chiến Mistral để quảng cáo - Vietnam Plus

@ nguontinviet.com


Tàu sân bay Mistral đậu tại cảng Brest, miền tây Pháp ngày 28/2. (Nguồn: AFP/TTXVN)



Tạp chí nổi tiếng của Mỹ Foreign Policy trong một bài viết đăng ngày 21/10 đã khuyến cáo chính quyền Pháp thay vì bàn giao tàu đổ bộ trực thăng tối tân Mistral cho Nga nên cho EU thuê lại tàu chiến này để quảng cáo.

Hai cây viết James Stavridis và Leo Michel của Foreign Policy cho rằng, việc này sẽ không chỉ giúp nâng cao giá trị của EU, mà có là một quảng cáo tốt đối với ngành công nghiệp quốc phòng Pháp.


Các tác giả nhấn mạnh: “Việc bán vũ khí cho đất nước mà có thể lúc nào đấy đưa quân đội chống lại các đồng minh, đối tác của các bạn, hoặc chính quân đội của đất nước các bạn - đó là một ý định ẩn chứa nhiều nguy cơ.”


Họ chỉ ra rằng vũ khí của Pháp đã nhiều lần được sử dụng để chống lại quân đội của các nước thành viên NATO.


Ngược lại, nếu hủy hợp đồng đã thỏa thuận với Nga, Paris sẽ phải đối mặt với khoản phạt đền bù hợp đồng rất lớn từ phía Moskva. Đó là chưa kể việc ngưng hợp đồng cũng sẽ khiến hàng ngàn công nhân Pháp mất việc làm.


Theo Foreign Policy, đây là tình thế lưỡng nan mà Tổng thống Pháp Francois Hollande đang gặp phải. Mặc dù tuyên bố tạm dừng việc bàn giao, nhưng nhà lãnh đạo Pháp cho rằng, quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc vào hành động của phía Nga trong vấn đề Ukraine.


Các tác giả bài viết nhận định hiện nay các chính trị gia ở Pháp đang chia rẽ làm hai phe. Một bên thì cho rằng chẳng thể có nguy cơ nào đối với tiếng tăm của nước Pháp, vì xuất khẩu vũ khi đó là một phần quan trọng của nền kinh tế đất nước, là công ăn việc làm của công nhân, giúp phát triển công nghệ mới có thể được sử dụng cả trong lĩnh vực đời sống dân sinh.

Số khác lại cho rằng, việc bàn giao tàu chiến cho phía Nga sẽ đi ngược lại những thỏa thuận đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh NATO vừa qua tại xứ Wales. Họ còn lo ngại việc có tàu chiến Mistral khiến Nga sẽ nắm được quá nhiều công nghệ tối tân của Pháp.


Vì vậy, theo Foreign Policy, phương án tốt nhất là bàn giao tàu chiến Mistral cho cơ quan quốc phòng châu Âu thuê lại. Các nhà phân tích cho rằng bước đi này có nhiều cái lợi đối với Pháp.


Thứ nhất, các tàu chiến loại này sẽ giúp tăng cường vai trò của EU như là một đảm bảo về an ninh. Ngoài nhiệm vụ quân sự, tàu chiến có thể được sử dụng để sơ tán người dân khỏi các khu vực nguy hiểm.


Các tàu chiến này cũng giúp tăng cường kiểm soát các vùng nước, tiến hành các chiến dịch cứu hộ và tham gia chống buôn lậu vũ khí, hải tặc ở Địa Trung Hải.


“Ngoài ra, khi 28 quốc gia thành viên nhìn thấy tàu Mistral treo cờ EU hiện diện ở khu vực khủng hoảng nhân đạo, thì điều này có thể kích thích họ thực hiện các lời hứa hẹn tăng cường các khả năng quân sự và phi quân sự tối cần thiết.”


Việc lá cờ EU được treo trên tàu chiến Mistral cũng sẽ là một biểu tượng quảng cáo hiệu quả đối với ngành công nghiệp quân sự Pháp.


"Lẽ nào lại trao những lợi ích đó vào tay quân đội Nga," Foreign Policy bình luận./.





Đăng ký: Bài đăng

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Đừng luỵ FDI mà bạc đãi doanh nghiệp Việt - VietNamNet

@ nguontinviet.com


- Doanh nghiệp nước ngoài vào là để hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam phát triển chứ không phải để "giết chết" doanh nghiệp Việt như hiện nay - chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành khẳng định.





Ông Bùi Kiến Thành vừa có buổi trao đổi với PV VietNamNet về vấn đề công bằng thuế trong chính sách kinh tế hiện nay.


- Thưa ông, có ý kiến cho rằng, Nhà nước đang biệt đãi các doanh nghiệp ngoại hơn là doanh nghiệp nội bằng rất nhiều chính sách hỗ trợ, miễn, giảm thuế, ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?


Ông Bùi Kiến Thành: Đây là một vấn đề lớn. Ban đầu, chúng ta cần nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam đầu tư để đem vốn, đem công nghệ mới, mở rộng thị trường tại Việt Nam, tạo sức lan toả cho doanh nghiệp trong nước phát triển.


Nhưng đến nay, cần phải nhìn nhận lại, những mục tiêu kỳ vọng từ khu vực FDI mang lại cho nền kinh tế Việt Nam? Phần nào có lợi, phần nào bất lợi và doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được những gì trong làn sóng đầu tư FDI đó?











FDI, DN, ông-chủ-nước-ngoài, sếp-ngoại-quốc, kinh-doanh, vốn-đầu-tư, thu-hút, vốn-ngoại

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành



Các cơ quan quản lý cũng cần "tính sổ" xem, giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước, bên nào tạo nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động...? từ đó mới thấy, liệu những chính sách ưu đãi cho khu vực FDI có phù hợp không?


Tôi cho rằng, nhiều kỳ vọng của chúng ta từ khu vực FDI chưa đạt được. Nếu nói công ăn việc làm thì có lẽ, DN trong nước tạo ra nhiều hơn. Cái mà ta muốn như chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, trình độ cao chưa thấy, Việt Nam vẫn đa phần là nguồn lao động giá rẻ, trình độ thấp. Chưa kể, còn có vấn đề giả lỗ, chuyển giá phổ biến ở khu vực này.


- Không ít doanh nghiệp Việt Nam than phiền rằng họ khó cạnh tranh với FDI khi mà khu vực này luôn được các địa phương trải thảm đỏ chào đón, với những ưu đãi thuế ở mức cao nhất. Ông đánh giá thế nào về điều này?


Hiện nay, các doanh nghiệp FDI khi mới vào Việt Nam đều được 4 năm miễn, 9 năm giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp và có dự án chỉ áp dụng mức ưu đãi 10% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 30 năm dự án đầu tư.


Tôi cho rằng, đã đến lúc cần xem lại những chính sách ưu đãi như vậy.


Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhỏ và vừa, còn yếu, lại không được ưu đãi nhiều. Thậm chí, nhiều chính sách chẳng khác nào "bạc đãi" doanh nghiệp trong nước. Chẳng hạn như vấn đề tiền tệ, lãi suất, có giai đoạn, ngân hàng hoành hành, đẩy lãi suất cao khiến doanh nghiệp tiếp cận vốn vô cùng khó khăn, dẫn tới phá sản.


Có thể, không cần nhiều ưu đãi nhưng ít nhất, các chính sách phải tạo điều kiện môi trường kinh doanh.


Nếu như các DN FDI được tiếp cận lãi suất chỉ 1-2% khi đầu tư vào đây, thì doanh nghiệp Việt Nam chịu 10-15%, làm sao mà họ cạnh tranh được, làm sao mà không bị chèn ép?


Tôi muốn nhấn mạnh rằng, ngoài những chênh lệch về ưu đãi thuế, doanh nghiệp Việt còn chịu nhiều thứ chi phí khác như phí quan hệ, phí thủ tục hành chính không minh bạch...


Nhìn vào thành tích xuất khẩu của Việt Nam, FDI đã chiếm tới 68%, phần còn lại của các doanh nghiệp Việt Nam là 32% và trong đó, họ nhập rất lớn nguyên liệu từ Trung Quốc.











FDI, DN, ông-chủ-nước-ngoài, sếp-ngoại-quốc, kinh-doanh, vốn-đầu-tư, thu-hút, vốn-ngoại

Chính sách ưu đãi cho FDI cần có sự chọn lọc, cái gì doanh nghiệp Việt đã làm được rồi thì không nên kêu gọi đầu tư



Hiện, chúng ta đang đàm phán ký kết nhiều hiệp định như TPP, hợp tác song phương với các nước, khu vực... nhưng không cẩn thận, tới đây, các hiệp định này sẽ chỉ có lợi cho doanh nghiệp nước ngoài. Chúng ta xuất khẩu với thuế bằng 0% ra nước ngoài, nhưng là xuất hộ cho Trung Quốc thôi. Chúng ta đã có nhiều sản phẩm để xuất khẩu tranh thủ các dòng thuế ưu đãi hay chưa, hay chủ yếu doanh nghiệp FDI có khả năng này? Hay chỉ tạo điều kiện cho họ khai thác cơ hội vì chúng ta không đủ năng lực cạnh tranh?


Ví dụ như ngành may mặc, trong khi TPP còn chưa ký, Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã nhảy vào Việt Nam làm nhà máy sợi rồi. Còn doanh nghiệp Việt Nam thì ở đâu? Có chính sách gì để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển?


- Theo ông, Chính phủ cần thiết lập một chính sách ưu đãi như thế nào để vừa tạo môi trường hấp dẫn FDI, vừa vẫn động viên và thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển?


Khi mời gọi doanh nghiệp FDI vào Việt Nam, chúng ta cần tính với họ nhiều vấn đề khác liên quan đến môi trường xã hội, vấn đề cạnh tranh. Không thể mời FDI bằng bất kỳ giá nào, trải thảm đỏ, cho mọi ưu đãi để rồi, chính FDI lại lấn át doanh nghiệp trong nước và chúng ta trở thành lệ thuộc vào họ. Điều đó là không chấp nhận được.


Ngoài ra, chính sách ưu đãi cho FDI cần có sự chọn lọc, cái gì doanh nghiệp Việt đã làm được rồi thì không nên kêu gọi đầu tư.


Nếu cứ để họ vào, thì khác nào "cõng rắn cắn gà nhà".


Một phần thực trạng này còn có nguyên nhân từ cơ chế phân cấp đầu tư cho địa phương triệt để. Các địa phương mắc bệnh thành tích, đều chạy đua mời FDI bằng mọi giá, xin nhiều ưu đãi lớn cho họ. Một doanh nghiệp FDI lớn vào Việt Nam xin vài chục ha đất thì dễ, nhưng nếu là DN Việt thì khó vô cùng. Như vậy cũng cần xem lại, nếu sai thì nên sửa.


Thứ nữa, các DN FDI than phiền ta không làm được ốc vít, các sản phẩm phụ trợ. Vậy Nhà nước càng cần tạo nhiều điều kiện để doanh nghiệp Việt có thể đầu tư, làm ra được các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, gia nhập được chuỗi giá trị toàn cầu.


Xét cho cùng, FDI là một nguồn lực hỗ trợ cần thiết cho nền kinh tế, nhưng không phải là chủ đạo. Doanh nghiệp Việt mới là lực lượng chủ đạo và cần nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, thuế, đất đai... Khi doanh nghiệp trong nước lớn mạnh thì nền kinh tế quốc gia mới có thể phát triển bền vững được.


Phạm Huyền(thực hiện)










FDI, DN, ông-chủ-nước-ngoài, sếp-ngoại-quốc, kinh-doanh, vốn-đầu-tư, thu-hút, vốn-ngoại




Đăng ký: Bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Nữ doanh nhân Việt tỏa sáng - Tin tức 24h

@ Không chỉ thể hiện bản lĩnh trên thương trường, các nữ doanh nhân Việt ngày càng ấn tượng hơn mỗi khi xuất hiện. Họ đã thực sự tỏa sáng và làm đẹp cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong chương trình tôn vinh những Quyền Năng Phái Đẹp đêm 18 tháng 10 tại The Adora Premium vừa qua.




Đây là chương trình tôn vinh những nữ doanh nhân tiêu biểu trong kinh doanh và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng nữ doanh nhân trong năm, một hoạt động ý nghĩa chào đón kỷ niệm 44 năm Ngày phụ nữ Việt Nam . Chương trình do mạng lưới Women Leaders Vietnam tổ chức dưới sự chỉ đạo của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI và được thực hiện bởi công ty truyền thông và đầu tư Nam Hương. Á hậu Mrs World Thu Hương, người sáng lập và điều hành Women Leaders Club Việt Nam là trưởng ban tổ chức chương trình.


Nữ doanh nhân Việt tỏa sáng - 1


10 danh hiệu cao quý đã được trao cho 10 nữ doanh nhân tiêu biểu nhất trong hơn 300 nữ doanh nhân tham dự chương trình. Danh hiệu dành cho nữ doanh nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mạng lưới Women Leaders Việt Nam được trao cho bà Vũ Thúy Nga, TGĐ công ty Hưng Phú, trưởng đại diện của Women Leaders Việt Nam tại Hà Nội. Doanh nhân Lệ Hằng, Chủ tịch Quỹ Open Arms nhận danh hiệu vì những đóng góp tích cực nhằm cổ vũ cho các hoạt động xã hội và từ thiện trong thời gian qua. Nữ doanh nhân trẻ có nhiều đóng góp tích cực cho các hoạt động của cộng đồng doanh nhân trong nước được trao cho bà Trương Lý Hoàng Phi – Tổng thư ký của Hội Doanh Nhân Trẻ, GĐ trung tâm Hỗ trợ thanh niên Khởi Nghiệp… Và nhiều gương mặt khác đại diện cho nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau cũng được tôn vinh trong chương trình.


Nữ doanh nhân Việt tỏa sáng - 2


Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI đã bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình với các Quyền Năng Phái Đẹp và khẳng định sự ủng hộ của mình đối với tổ chức Women Leaders Việt Nam, ông chia sẻ:”Trong khi chị em phụ nữ đang phải làm mọi việc để mang lại hạnh phúc cho hàng vạn người khác, thì những hy sinh của họ là vô giá. Chính vì vậy, tôi hoàn toàn ủng hộ các hoạt động của mạng lưới Women Leaders. Tôi cho rằng cần có thêm nhiều hoạt động như thế này dành cho các nữ doanh nhân, làm thế nào để tạo ra một cộng đồng vững mạnh để chị em có cơ hội chia sẻ và kết nối nhằm giúp họ cân bằng cuộc sống để họ ngày càng hạnh phúc, thành công, tỏa sáng hơn và là những vòng nguyệt quế vững vàng trong gia đình.”


Nữ doanh nhân Việt tỏa sáng - 3


Gửi gắm lời chúc mừng của cộng đồng doanh nhân dành tặng cho các nữ doanh nhân tham dự chương trình, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng vẻ đẹp vốn là quyền năng của phái đẹp chính vì vậy mà ông chúc cho phụ nữ Việt Nam ngày càng xinh đẹp để tự tin, mạnh mẽ và quyến rũ hơn.


Một trong những nét chấm phá độc đáo trong chương trình chính là các tiết mục nghệ thuật đặc sắc do chính các doanh nhân thể hiện đã một lần nữa khẳng định tài năng và đời sống tinh thần phong phú của những Quyền Năng Phái Đẹp năm nay.


Nữ doanh nhân Việt tỏa sáng - 4


Nữ doanh nhân Việt tỏa sáng - 5



%3Cbr%3E%C4%90%C4%83ng%20k%C3%BD:%20%3Ca%20href=">Bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Quảng cáo gợi cảm gây ra 500 tai nạn/ ngày - VietNamNet

@ nguontinviet.com


Một quảng cáo có hình bộ ngực của người phụ nữ đã gây ra 500 tai nạn/ngày tại Moscow trước khi nó bị cảnh sát dỡ bỏ.




Hình ảnh quảng cáo đặc biệt này đã được in phía bên cạnh của 30 chiếc xe tải chạy khắp Moscow và gây ra vô số tai nạn xe cộ, vì khiến nhiều tài xế nam bị phân tâm.











Quảng cáo, gợi cảm, gây ,tai nạn,
Hình ảnh quảng cáo này đã hút hồn giới tài xế nam.

Có tổng số 517 tai nạn đã xảy ra.


Đây là tác phẩm của công ty Safaran chuyên về quảng cáo di động. Mặc dù các tác giả đã kỳ công để đưa ra mẫu quảng cáo này, song nó đã gây ra phản tác dụng và buộc cảnh sát phải "thu gom" toàn bộ số xe tải trên và nhốt vào một nơi để gỡ bỏ quảng cáo.


Anh Ildar Yuriev, 35 tuổi, cho hay: "Tôi đang trên đường đi họp thì nhìn thấy chiếc xe tải với một bức ảnh bộ ngực cực lớn đi qua. Sau đó, tôi bị xe ôtô đằng sau đâm vào và người lái xe này cho hay anh ta bị mất tập trung vì quảng cáo trên. Vụ va chạm làm tôi bị muộn giờ và phải cất xe trong gara".


Nhiều người lái xe ở Moscow đã vô cùng giận dữ với quảng cáo trên và khiếu nại đòi bồi thường.


Một phát ngôn viên của Safaran cho hay: "Chúng tôi dự định đưa một dạng quảng cáo mới ra thị trường, khuyến khích các công ty đặt quảng cáo ở phía bên cạnh xe tải, vì cho rằng đây là hình thức tốt, thay cho kiểu đặt ở cạnh xe buýt".


"Chúng tôi muốn thu hút sự chú ý với dạng quảng cáo mới này", phát ngôn viên trên giải thích. "Trong các trường hợp bị tai nạn, chủ xe sẽ được nhận bồi thường từ phía chúng tôi".





Đăng ký: Bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Người Úc giàu nhất thế giới xét về giá trị BĐS - Batdongsan.com.vn

@ nguontinviet.com











Người Úc giàu nhất thế giới xét về giá trị BĐS
BĐS là trọng tâm cho sự giàu có của người dân Úc

Nghiên cứu thường niên lần thứ năm vừa qua của ngân hàng Thụy Sỹ Credit Suisse về các xu hướng giàu lên toàn cầu đã cho thấy trung bình người Úc trưởng thành có số tài sản trị giá 225.000 USD, cao hơn hẳn người Bỉ đứng thứ hai với 173.000 USD. Các nước xếp sau là Ý, Pháp và Anh với tài sản trị giá khoảng 110.000 USD.

Chỉ có 6% người Úc có tài sản dưới 10.000 USD, so với 29% số người Mỹ và 70% trên toàn thế giới.

Số hộ gia đình giàu có ở nước Úc chủ yếu nhờ vào tài sản thực tế mà cụ thể là BĐS – với giá trị trung bình trên mỗi hộ là 319.700 USD (khoảng 6,78 tỉ đồng), tương đương 60% tổng tài sản, đứng thứ hai trên thế giới sau Na Uy.

Báo cáo Global Wealth 2014 cho biết tài sản toàn cầu hiện cao hơn 20% so với mức đỉnh trước khủng hoảng và cao hơn mức đáy 2008 là 40%.

Người Úc hiện đang sở hữu lát cắt lớn hơn của chiếc bánh đang nở ra. Đây là kết quả xứng đáng dựa trên sự tích tụ của cải nhanh chóng và hầu như liên tục trong suốt 14 năm qua. Từ năm 2000, tài sản ròng trung bình của một người Úc trưởng thành đã tăng lên 4 lần, từ 103.000 - 431.000 USD. Điều này khiến người dân Úc giàu thứ hai thế giới theo cách tính này, chỉ sau Thụy Sỹ với giá trị tài sản ròng bình quân đạt 581.000 USD.

Nhung T




Đăng ký: Bài đăng

KInh Doanh

  • - VN-Index: 1.050,3 điểm (-0,5%) - HNX-Index: 211,2 điểm (-0,8%) - UPCoM-Index: 72,5 điểm (-0,3%) *Nhận định* Thị trường chứng khoán Việt Nam...
  • Mới đây, theo truyền thông đưa tin, Kilo - một startup hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử B2B (Business to Business) tại Việt Nam đã ngừng ho...
  • Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,7% trong năm 2023 và sẽ hồi phục lên 5,4% và 6% trong năm 2024-2025. Tuy n...
  • *Một người đàn ông Ấn Độ được truyền thông Ấn Độ mệnh danh là 'người ăn xin giàu nhất thế giới' vì sở hữu số tài sản trị giá hơn 1 triệu USD nhờ nghề ăn...
  • Bạn sẽ bị loại nho có hình dáng độc đáo này gây ấn tượng ngay từ lần đầu trông thấy chúng 🍇🍇 🍇🍇🍇Vẻ ngoài kì lạ như những ngón tay 🖐🖐🖐cùng hương v...
  • Thu giá?
  • Hạt giống cây lạc tiên hoa tía - Passiflora incarnata http://ift.tt/1L6Znff via Tumblr http://ift.tt/1N7VhnK
  • Hình ảnh những tài tử Hollywood cá tính và quyến rũ trong bộ đồ da, cưỡi moto phân khối lớn đã trở thành biểu tượng cho sự sành điệu. Nét cá tính, bụi bặm...
  • My Corner Office là một nền tảng mạng xã hội sẽ sớm xuất hiện, nơi mà những công ty có thể sử dụng để tham gia, động viên và khen thưởng các nhân viên của ...

Search